menu
24hmoney

Bài của Lý Quốc Huy

Pro
[Hiệu ứng roi da - Bí quyết đầu tư thành công Cổ phiếu chu kỳ]
Trong quá trình tăng hay giảm của thị trường lẫn cổ phiếu, các nhà đầu tư luôn luôn tự hỏi tại sao mọi thứ lại xảy ra như vậy. Trong mùa Downtrend khốc liệt lần này cũng vậy, mọi người mong muốn tìm ra câu trả lời tại sao những cổ phiếu mình mua lại giảm mạnh đến thế?
Tuy nhiên, có một thứ mà nhiều người thường bỏ qua, đó chính là tính chu kỳ của thị trường. Nền kinh tế nói chung các có phiếu nói riêng đều có giai đoạn thịnh và suy, có pha tăng lẫn pha giảm, đây là quy luật bất biến của thị trường.
Việc nắm rõ tính chu kỳ của thị trường sẽ giúp nhà đầu tư có được quyết định sáng suốt, nhất là trong thời điểm Downtrend hiện tại. Ở trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập tới các cổ phiếu chu kỳ với tiêu điểm là ngành thép dưới góc nhìn của Hiệu ứng roi da (Bullwhip Effect) để giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tính chu kỳ của thị trường.
1. Cổ phiếu chu kỳ là gì?
- Cổ phiếu chu kỳ là các cổ phiếu mà đứng đằng sau nó là các doanh nghiệp thuộc về các ngành kinh doanh bị ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố vĩ mô. Các yếu tố này có thể là các chính sách mới, giá nguyên nhiên vật liệu hay sự kiện thế giới tác động làm thay đổi kết quả kinh doanh và giá cổ phiếu. Để dự đoán được hướng đi của các cổ phiếu chu kỳ thì nhà đầu tư cần phải hết sức chú ý các biến số vĩ mô này.
- Các doanh nghiệp chu kỳ nói trên khi bước vào giai đoạn thăng hoa, kết quả kinh doanh có thể tăng trưởng gấp hàng chục lần và ngược lại, khi vào giai đoạn suy thoái, kết quả kinh doanh có thể giảm đi gấp vài lần thậm chí hàng chục lần, kỳ vọng của nhà đầu tư về kết quả kinh doanh trong tương lai của công ty chính là động lực đẩy giá cổ phiếu đi lên hoặc đi xuống, tạo ra sự biến động hết sức nhanh, mạnh trong ngắn hạn về giá của các cổ phiếu này. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể thu lời lớn nếu nhìn ra được vận động của chu kỳ và hành động sớm đối với các cổ phiếu này.
- Một điển hình cho cổ phiếu chu kỳ trong thời điểm hiện tại chính là cổ phiếu ngành thép, vốn rất được chú ý trong khoảng thời gian vừa qua. Ở đây chúng tôi sẽ lấy ngành thép làm tiêu điểm cho bài viết lần này. Tuy nhiên nhà đầu tư cũng có thể áp dụng vào các cổ phiếu mang tính chu kỳ thuộc ngành khác như phân đạm, cá tra, dệt may,...
- Tính chu kỳ của ngành thép được phản ánh hết sức rõ ràng thông qua nhu cầu tiêu thụ thép trên toàn thế giới. Ở đây, chúng ta có thể thấy, sau cuộc Đại khủng hoảng năm 2008, nhu cầu về thép giảm một cách đột biến (giảm 10%) nhưng chỉ 2 năm sau đó vào 2011 nhu cầu thép thế giới vọt lên 15%. Sau một cú giảm mạnh đến 2015 thì ngành thép lại tăng trưởng đến 2018, sau đó lại giảm nhiệt do đại dịch. Đỉnh điểm là giai đoạn tăng trưởng mạnh sau Covid từ năm 2020 đến 2021 với mức tăng trưởng trên 20%. Chúng ta có thể thấy rõ một quy luật rằng cứ giảm càng sâu, càng mạnh thì ngành thép sau đó lại tăng trưởng rực rỡ đến từ việc thiếu hụt nặng nề nguồn cung. Dựa vào quy luật này, nhà đầu tư cũng có cơ sở để kỳ vọng dòng thép sẽ tạo đáy sau cú suy giảm hết sức bất ngờ trong thời gian vừa rồi.
[Hiệu ứng roi da - Bí quyết đầu tư thành công Cổ phiếu chu kỳ]. Trong quá trình tăng hay giảm của thị  ...
2. Hiệu ứng roi da (Bullwhip Effect) là gì? Những doanh nghiệp như thế nào sẽ bị cuốn vào vòng xoáy của chu kỳ?
- Song hành với tính chu kỳ của thị trường là một hiệu ứng hết sức thú vị mang tên Hiệu ứng roi da (Bullwhip Effect), lý thuyết này sẽ giải thích cho nhà đầu tư biết những doanh nghiệp như thế nào là doanh nghiệp mang tính chu kỳ.
- Hiểu một cách đơn giản, Hiệu ứng roi da mô phỏng vận động từ điểm đầu cho đến điểm cuối của một chiếc roi ra. Khi người sử dụng quất chiếc roi da, phần đầu gần chỗ tay cầm sẽ có giao động rất nhỏ nhưng càng về phần cuối độ dao động này ngày càng trở mạnh hơn, càng cách xa tay cầm thì cường độ dao động càng lớn.
- Vậy chúng ta áp dụng hiệu ứng này như thế nào trong nền kinh tế? Ở điểm tay cầm chính là sự biến động trong nhu cầu của một mặt hàng nhất định, điều này có thể đến từ chính sách bơm tiền của chính phủ hoặc do nền kinh tế phát triển mạnh mà người dân cầm trong tay nhiều tiền hơn, từ đó gia tăng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa sản phẩm, nhờ đó mà cách doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng của hàng hóa đó được hưởng lợi. Các doanh nghiệp bán lẻ mặt hàng ấy sẽ bị ảnh hưởng bởi sự biến động này đầu tiên. Tiếp sau đó là nhu cầu gia tăng đến từ nhà bán lẻ khiến các doanh nghiệp sản xuất gia tăng sản lượng và đơn đặt hàng với các doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu thô. Nói tóm lại, quá trình này diễn ra giống như một chu kỳ, từ khởi đầu (gia tăng nhu cầu) cho đến cuối chu kỳ (bên cung ứng nguyên liệu gia tăng sản lượng).
- Hệ quả là, khi nguồn cầu không ổn định, dư cung thiếu cầu hoặc thiếu cung thì sẽ gây ra tính chu kỳ. Đó là lý do tại sao các ngành có nguồn cầu khá ổn định như điện, nước,... lại mang tính phòng thủ bởi nhu cầu của người dùng là hết sức ổn định. Do đó, nhà đầu tư cần phân biệt rõ đâu là cổ phiếu thuộc dạng phòng thủ và đâu là cổ phiếu chu kỳ dựa trên sự biến động nhu cầu hàng hóa.
[Hiệu ứng roi da - Bí quyết đầu tư thành công Cổ phiếu chu kỳ]. Trong quá trình tăng hay giảm của thị  ...
- Để giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn, sau đây chúng tôi sẽ phân tích ngành thép dựa trên Hiệu ứng roi da. Khi nhà nước có chính sách bơm tiền, Anh Huy có trong tay rất nhiều tiền và nảy sinh nhu cầu sở hữu đất đai, nhà cửa. Tuy vậy, không chỉ anh Huy mà còn rất nhiều người khác trong nền kinh tế cũng sở hữu nhiều tiền, do vậy họ đổ xô đi xây nhà. Họ tìm đến các đại lý bán lẻ để mua thép xây dựng, các đại lý này thấy nhu cầu gia tăng nhanh chóng nên chủ động liên hệ với các nhà sản xuất (HPG, HSG, NKG,...) để nhập hàng về bán, họ sẽ nhập dôi ra một chút vì kỳ vọng nhu cầu còn tiếp tục tăng. Đến lượt các nhà sản xuất nhận thấy nhu cầu về sản phẩm đang tăng trưởng, họ cũng đẩy mạnh nhập nguyên liệu thô từ các nhà cung cấp (than, HRC,...) và liên tục gia tăng sản lượng. Họ cũng đẩy mạnh tích trữ tồn kho thép để phòng ngừa việc không có hàng để bán khi có thêm nhà bán lẻ nhập hàng. Vòng lặp cứ này tiếp tục cho đến các nhà cung cấp nguyên liệu thô (doanh nghiệp thượng nguồn). Họ sẽ gia tăng mức sản lượng và hàng tồn kho mạnh hơn các doanh nghiệp nói trên do kỳ vọng lớn hơn về sự gia tăng trong nhu cầu. Cũng chính vì thế mà doanh nghiệp thượng nguồn sẽ có tính chu kỳ lớn hơn, bởi họ chịu sự dao động nhu cầu hàng hóa mạnh hơn đến từ các doanh nghiệp ở trung và hạ nguồn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta nên đầu tư vào các công ty cung cấp vật liệu cơ bản khi ở cuối chu kỳ tăng trưởng của ngành. Chúng ta cần phải xét đến cơ bản của doanh nghiệp thượng nguồn ấy trước khi ra quyết định đầu tư.
- Ở chiều ngược lại, khi chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc triển vọng nền kinh tế đi xuống, nhu cầu tiêu dùng suy giảm dẫn đến dư thừa nguồn cung. Điều này khiến cho các nhà bán lẻ, nhà sản xuất hay cung ứng nguyên liệu thô phải liên tục thanh lý hàng tồn kho, cắt giảm sản lượng sản xuất. Càng là doanh nghiệp phía sau (doanh nghiệp trung và thượng nguồn) thì mức cắt giảm sản lượng và thanh lý hàng tồn kho càng mạnh do trước đó họ kỳ vọng lớn hơn và tích trữ hàng hóa nhiều hơn các doanh nghiệp bán lẻ do lo ngại nhu cầu gia tăng. Lượng hàng tồn kho và sản lượng sản xuất giảm về một mức nhất định sẽ xuất hiện tình trạng thiếu hụt nguồn cung, gây ra sự tăng giá và đây có thể là điểm bắt đầu của một chu kỳ mới.
3. Lựa chọn cổ phiếu chu kỳ như thế nào?
- Sau khi đã nắm rõ được bản chất của Hiệu ứng roi da và cổ phiếu chu kỳ, nhà đầu tư cũng cần phải hết sức lưu ý trong quá trình định giá các cổ phiếu này để lựa chọn vị thế hợp lý. Đối với các cổ phiếu chu kỳ, bản chất của chúng là doanh thu và lợi nhuận biến động mạnh mẽ theo chu kỳ ngành, do vậy rất khó để có thể định giá chúng dựa trên chỉ số P/E. Đặc điểm của các cổ phiếu này là càng ở trong đỉnh cao của chu kỳ thì chỉ số P/E càng thấp và được rất nhiều chuyên gia lẫn các nhà đầu tư tổ chức đánh giá là “hấp dẫn”. Tuy nhiên, chỉ ngay sau đó, chu kỳ ngành kết thúc và giá các cổ phiếu bắt đầu quá trình downtrend mạnh. Điều này có thể thấy rõ ở các cổ phiếu ngành thép trong thời gian vừa qua, khi P/E về mức thấp kỷ lục khoảng từ 4 đến 5 nhưng sau đó lại giảm giá một cách khốc liệt. Do vậy, đối với các cổ phiếu chu kỳ, nhà đầu tư cần hết sức lưu ý rằng chỉ số P/E thấp chưa chắc đã phải là tín hiệu để chúng ta giải ngân.
[Hiệu ứng roi da - Bí quyết đầu tư thành công Cổ phiếu chu kỳ]. Trong quá trình tăng hay giảm của thị  ...
[Hiệu ứng roi da - Bí quyết đầu tư thành công Cổ phiếu chu kỳ]. Trong quá trình tăng hay giảm của thị  ...
4. Tổng kết
- Nhìn chung, sau một giai đoạn thăng hoa nhờ chính sách bơm tiền hậu Covid thì thị trường nói chung và cổ phiếu chu kỳ thời điểm hiện tại đang ở giai đoạn suy thoái ở hầu hết các nhóm ngành, chủ yếu đến từ việc nhu cầu các mặt hàng cả trong nước lẫn xuất khẩu suy giảm rõ rệt. Do vậy, chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm đây chưa phải là thời điểm thích hợp để đầu tư cổ phiếu chu kỳ.
- Những chính sách về tiền tệ, giá nguyên vật liệu hay chính sách vĩ mô khác ảnh hưởng tới nguồn cầu của một hàng hóa nhất định sẽ là cơ sở để nhà đầu tư ra quyết định cho từng cổ phiếu chu kỳ. Để kiếm được lợi nhuận lớn, “ăn trọn” con sóng chu kỳ tăng trưởng thì nhà đầu tư ngoài việc theo dõi các biến số vĩ mô nói trên cũng cần phải hết sức kiên nhẫn, không Fomo, vội vã trong đầu tư cổ phiếu chu kỳ, đặc biệt trong bối cảnh vĩ mô bất ổn định như hiện tại.
Quý nhà đầu tư có thể theo dõi Video đầy đủ của chúng tôi về Hiệu ứng roi da ở link dưới đây:
Nhà đầu tư lưu ý
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

28.40

-0.15 (-0.53%)

Biểu đồ mã HPG

19.40

-0.20 (-1.02%)

Biểu đồ mã HSG
Xem thêm Xem thêm
3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ