Ảnh đại diện Pro
BẤT ĐỘNG SẢN - ĐỔ VỠ CÓ THỂ XẢY RA
1. Toàn cảnh ngành
Thị trường bất động sản trầm lắng kéo dài khi phải đối mặt với nhiều khó khăn cả về nguồn vốn lẫn pháp lý dự án. Tình trạng mất thanh khoản diễn ra trên diện rộng, ngoài việc khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, một phần cũng do người mua bị mất niềm tin trước tình trạng ách tắc pháp lý kéo dài.
Do đó, trong kế hoạch hoạt động năm nay, hầu hết doanh nghiệp đều tập trung hoàn thiện các dự án hiện hữu và linh hoạt trong kế hoạch bán hàng cho phù hợp với thực tế.
Thị trường bất động sản những tháng đầu năm 2023 vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Lượt tìm mua đại diện cho nhu cầu và lượng tin đăng phần nào phản ánh nguồn cung của nhiều loại hình bất động sản từ nhà riêng, nhà mặt phố cho đến đất nền, đất dự án… đều giảm đáng kể.
2. Tin tức tiêu cực
*Áp lực dòng tiền
Hiện nay, các doanh nghiệp đang phải tự xoay xở để tái cơ cấu các khoản nợ trái phiếu. Khi gặp khó khăn về dòng tiền, bên cạnh bán tài sản, dự án để trả nợ, một số doanh nghiệp chọn cách đảo nợ bằng tài sản bất động sản, tức là đề nghị trái chủ chuyển đổi từ trái phiếu sang bất động sản. Mà thời gian chờ chấp thuận chủ trương đầu tư cho đến khi có giấy phép xây dựng kéo dài từ 2-3 năm, thậm chí nhiều hơn, doanh nghiệp chịu áp lực chi phí vốn đầu vào quá lớn, dẫn đến việc phải tăng giá bán đề bù đắp. Một khi các dự án nhà ở đảo nợ hết sang trái chủ, chủ đầu tư sẽ không còn lại gì, điều này ảnh hưởng tới chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp.
Lãi suất cho vay tăng khá mạnh thời gian qua, thời gian phát triển một dự án bất động sản thường kéo dài 3-5 năm nên khi dự án hoàn thành và đủ điều kiện để tính là sản phẩm hoàn thiện, việc vốn hóa chi phí lãi vay mới chấm dứt. Lúc đó, nếu doanh nghiệp vẫn còn nợ vay thì phải hạch toán trực tiếp vào chi phí lãi vay (hay chi phí tài chính) và khấu trừ thẳng vào lợi nhuận gộp từ bán hàng và kinh doanh thuần túy để tính ra lợi nhuận trước thuế từ trong kỳ bắt đầu không còn vốn hóa chi phí lãi vay.
*Thanh tra các công ty BĐS
Ngày 27/2, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại Tổng Công ty Đầu tư Phát triển DIC.
=> tin tức tiêu cực cho DIG nói riêng cũng như ngành BĐS nói chung
3. Tháo gỡ khó khăn
Mức cấp thiết: Nếu không giải quyết được khó khăn về nguồn vốn, sẽ có thêm số lượng lớn doanh nghiệp bất động sản buộc phải đóng cửa, phá sản; tạo rủi ro và nguy cơ đổ vỡ cho hệ thống. Hàng loạt doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhà máy, công xưởng của hơn 30 ngành nghề liên quan phải ngưng hoạt động, hàng triệu lao động thất nghiệp, làm gia tăng bất ổn xã hội.
Việc rà soáttháo gỡ pháp lý nhất là cho bất động sản sẽ là chìa khóa cho sự khôi phục của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tín dụng bất động sản - hai kênh dẫn vốn vô cùng quan trọng trong hệ thống vay của doanh nghiệp phát triển dự án.
Hiện tại, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP theo hướng sẽ cho doanh nghiệp thêm 2 năm để giãn nợ trái phiếu, giảm áp lực đáo hạn. Tuy nhiên, Chính phủ cần sớm ban hành các điều chỉnh Nghị định 65 để hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp được thuận lợi, hiệu quả. Nên kéo dài thời hiệu thực thi Nghị định 65 đến năm 2025.
Về nguồn vốn tín dụng, cần sớm thúc đẩy việc triển khai gói tín dụng cho xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với lãi suất cho vay ưu đãi cả với chủ đầu tư và người mua nhà để tăng cung về nhà ở xã hội, tạo giao dịch, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thể liên quan trong hệ sinh thái bất động sản.
Nhà đầu tư lưu ý
Mã chứng khoán liên quan bài viết
14.20 -0.30 (-2.07%)
20.50 -0.25 (-1.20%)
prev
next
7 Yêu thích
6 Bình luận 3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ