menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đỗ Mỹ Hà

Yuanta: Ngành dệt may sẽ hồi phục và chuyển hướng trong năm 2022

Xuất khẩu các mặt hàng dệt may tăng trưởng tích cực trong 2021 nhờ nhu cầu hồi phục tại các nước phát triển.

Chuỗi giá trị ngành dệt may

Yuanta: Ngành dệt may sẽ hồi phục và chuyển hướng trong năm 2022

Hồi phục từ thị trường xuất khẩu

Xuất khẩu các mặt hàng dệt may tăng trưởng tích cực trong 2021 nhờ nhu cầu hồi phục tại các nước phát triển. Trong đó XK tăng trưởng tốt tại EU nhờ EVFTA và Trung Quốc nhờ câu chuyện Tân Cương.

Yuanta: Ngành dệt may sẽ hồi phục và chuyển hướng trong năm 2022

Hồi phục thị trường trong nước

Đối với thị trường trong nước, kỳ vọng tiêu dùng hàng dệt may hồi phục. Riêng mặt hàng sợi sẽ tăng tính cạnh tranh so với sợi nhập khẩu.

Yuanta: Ngành dệt may sẽ hồi phục và chuyển hướng trong năm 2022

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2302/QĐ-BCT ngày 13/10/2021 về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester xuất xứ từ Trung Quốc (3.36-17.45%), Ấn Độ (54.9%), Indonesia (21.94%) và Malaysia (21.23%).

Thời gian áp dụng 5 năm. => Điều này giúp các doanh nghiệp sản xuất sợi trong nước hưởng lợi hơn trong 2022.

Sự kiện Tân Cương chuyển hướng chuỗi cung ứng

Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu bông lớn nhất, trong đó, riêng tỉnh Tân Cương chiếm 85% tổng nguồn cung bông của Trung Quốc. Do đó, việc US, EU không dùng bông Tân Cương khiến nguồn cung bông cho dệt may càng thêm thiếu hụt.

Ngày 24/12/2021 vừa qua, sau 1 năm căng thẳng giữa Trung Quốc với US-EU về bông Tân Cương do liên quan tới vấn đề nhân quyền và lao động cưỡng bức, Tổng thống Mỹ Biden đã chính thức ký ban hành luật cấm hầu như tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Tân Cương vì cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức tại khu vực này, bao gồm mặt hàng bông. Giá bông thế giới gần đây cũng tăng trở lại 14% so với đầu tháng 12.

Yuanta: Ngành dệt may sẽ hồi phục và chuyển hướng trong năm 2022

Xu hướng doanh nghiệp thời trang Mỹ, EU, Hàn Quốc,… chuyển hướng nhập/gia công hàng Việt Nam thay hàng TQ.

Xu hướng các nước khác chuyển hướng nhập khẩu sợi, bông từ các nước khác Trung Quốc để sản xuất xuất khẩu hàng may mặc sang EU, Mỹ.

Rủi ro cho các DN nhập khẩu bông, sợi từ Trung Quốc (Tân Cương).

Cơ hội và thách thức từ các FTAs

RCEP – Động lực mới từ 2022

Quy tắc xuất xứ dễ dàng hơn: Hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng 1 trong 3 trường hợp sau: 1) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại một nước thành viên; 2) hàng hóa được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hay nhiều nước thành viên; 3) hàng hóa sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ nhưng đáp ứng quy định tại Quy tắc cụ thể mặt hàng.

Yuanta: Ngành dệt may sẽ hồi phục và chuyển hướng trong năm 2022

Thuận lợi hơn vì có các đối tác XK dệt may lớn là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.

Tuy nhiên, áp lực hơn từ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc cho các DN dệt may may bán ra thị trường trong nước.

Cơ hội và thách thức từ các FTAs

EVFTA – Dệt may hưởng lợi sau khi giải quyết dần bài toán nguồn gốc xuất xứ “từ vải trở đi”

XK dệt may sang EU tăng trưởng tốt và dư địa còn nhiều: EU là thị trường có quy mô lớn nhất, hơn 250 tỷ USD/năm trong khi NK dệt may từ VN 2021 là 3.7 tỷ USD (1.5%).

Việt Nam và Hàn Quốc đã triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ nguyên liệu dệt may giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong EVFTA.

Yuanta: Ngành dệt may sẽ hồi phục và chuyển hướng trong năm 2022

Hiện nay, DN sử dụng nguyên liệu nhập khẩu không mất thuế. DN sử dụng sợi trong nước khi xuất khẩu phải nộp 10% thuế VAT và được hoàn lại 10% VAT trong khoảng 6-9 tháng. Tuy nhiên,

NK vải từ Trung Quốc chiếm khoảng 70% tổng nhập khẩu vải của Việt Nam => phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.

Cái khó của ngành dệt may là nhiều địa phương không mặn mà với các dự án dệt, nhuộm bởi lo ngại ô nhiễm môi trường.

CPTPP – Dệt may chưa tận dụng tốt với bài toán nguồn gốc xuất xứ “từ sợi trở đi”

XK dệt may sang CPTPP tăng trưởng chưa rõ nét.

CPTPP xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng dệt may có xuất xứ từ Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường các nước đối tác.

Yuanta: Ngành dệt may sẽ hồi phục và chuyển hướng trong năm 2022

Việt Nam hiện vẫn chưa hưởng lợi đáng kể từ CPTPP.

Hiện khoảng 70% nhập khẩu sơ sợi dệt các loại của Việt Nam là từ Trung Quốc.

Nhập khẩu bông từ Mỹ chiếm hơn 80%. => Nếu Mỹ hoặc Trung Quốc tham gia CPTPP thì rất thuận lợi cho Việt Nam.

Câu chuyện thoái vốn nhiều doanh nghiệp ngành dệt may

VGT nằm trong danh sách thoái vốn của Chính phủ, tuy nhiên do tính phức tạp trong hệ thống Tập đoàn, VGT cần thoái vốn công ty con/tái cấu trúc Tập đoàn trước khi Nhà nước thoái vốn.

Với tính cấp thiết và điều kiện thuận lợi cho các thương vụ thoái vốn trong 2022, VGT có thể thoái vốn tại các công ty con để tái cơ cấu.

Yuanta: Ngành dệt may sẽ hồi phục và chuyển hướng trong năm 2022

Cổ phiếu nổi bật

STK – Lợi thế bền vững và chờ đợi nhà máy mới

STK vừa công bố doanh thu năm 2021 ước đạt 2,040 tỷ đồng (+16% YoY), LNST ước đạt 260 tỷ đồng (+81% YoY).

Định hướng STK đang đi đúng theo xu hướng dài hạn ngành sợi: giảm tỷ trọng sợi nguyên sinh và tăng mạnh sợi tái chế. KH lớn Nike, Adidas (liên quan vụ Tân Cương). Chất lượng cao của các sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh cho STK trong dài hạn.

STK hiện chỉ đang khai thác ước tính 50-60% tổng công suất hiện tại. Tăng mạnh sợi tái chế giúp tăng biên lợi nhuận.

Kỳ vọng tăng trưởng trong trung hạn nhờ các dự án mới nâng tổng công suất thêm 80,000 tấn (+133% công suất hiện tại), nhằm vào phân khúc sợi tái chế, sợi có chất lượng cao (xu hướng EVFTA): Mở rộng NM Tây Ninh (+60,000 tấn, đã khởi công 2021), Liên minh Sợi – Vải – May mặc (+20,000 tấn).

Hưởng lợi từ lợi thế chung của ngành sợi.

Yuanta: Ngành dệt may sẽ hồi phục và chuyển hướng trong năm 2022
TNG – Biên lợi nhuận tiếp tục cải thiện

TNG vừa công bố doanh thu và LNST Q4/2021 lần lượt đạt 1,363 tỷ (+43% YoY) và 78 tỷ (+178% YoY). Lũy kế cả năm 2021, TNG ghi nhận doanh thu và LNST đạt 5,444 tỷ (+22% YoY) và 233 tỷ (+35% YoY).

Biên lợi nhuận gộp Q4/2021 tiếp tục cải thiện lên mức 15.6% (14.6% cùng kỳ) nhờ tăng tỷ trọng các khách hàng FOB.

Mảng dệt may

TNG hưởng lợi từ xu hướng gia tăng xuất khẩu dệt may tại Mỹ, EU (EVFTA) và Singapore.

Nhà máy Đồng Hỷ và Võ Nhai tiếp tục mở rộng, nâng tổng công suất công ty lên 9%. Việc tỷ trọng nhóm khách hàng FOB thành công kỳ vọng giúp biên lợi nhuận tiếp tục cải thiện trong tương lai.

Mảng BĐS

Cụm công nhiệp Sơn Cẩm 1 tại Thái Nguyên đang triển khai cho thuê từ 2021. Xu hướng dòng vốn FDI đang quay lại sẽ giúp tiến độ cho thuê tích cực trong 2022.

Dự án TNG Village 1 đã hoàn thành 90% và đang bàn giao nhà. Chúng tôi kỳ vọng doanh thu dự kiến 115 tỷ, LNTT gần 22 tỷ trong 2022.

Yuanta: Ngành dệt may sẽ hồi phục và chuyển hướng trong năm 2022

VGT – Tiếp tục kỳ vọng vào mảng sợi

VGT vừa công bố doanh thu và thu nhập hợp nhất năm 2021 ước đạt 16,436 tỷ đồng (+10.7% YoY), LNTT ước đạt 1,200 tỷ đồng (+102% YoY).

Biên lợi nhuận 2022 kỳ vọng tiếp tục cải thiện nhờ đóng góp từ mảng sợi (60% lợi nhuận) do biên lợi nhuận cao hơn mảng may gia công (CMT) và đồ bảo hộ (PPE).

Chúng tôi đánh giá mảng xuất khẩu sợi sẽ là động lực tăng trưởng cho VGT trong 2022 do nhu cầu nhập khẩu sợi tăng mạnh từ các nước khi nguồn cung thiếu hụt tại Trung Quốc.

Mảng dệt may kỳ vọng tăng trưởng doanh thu nhờ nhu cầu tiêu dùng hồi phục tại các nước xuất khẩu, tuy nhiên, lợi nhuận mảng này kỳ vọng sẽ không tăng trưởng do áp lực giá đầu vào.

Trong trung hạn, VGT sẽ tiếp tục đầu tư dự án Khu dân cư tại Q1/TP HCM (vốn đầu tư 483 tỷ đồng) và giai đoạn 2 nhà máy sợi Nam Định (tống vốn đầu tư 635 tỷ đồng), đây sẽ là các động lực tăng trưởng của VGT trong 2022-và 2023.

Việc tái cấu trúc, thoái vốn tại các công ty con sẽ là các thông tin hỗ trợ ngắn hạn.

Yuanta: Ngành dệt may sẽ hồi phục và chuyển hướng trong năm 2022
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
7 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại