Xu thế dòng tiền: Thanh khoản phái sinh giảm sốc, 'doping' sẽ quay lại thị trường cổ phiếu?
Ông Trần Đức Anh – Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS nhận định với mức hỗ trợ chỉ 2% và tổng quy mô chỉ 40.000 tỷ đồng cùng sự kiện toàn trong công tác quản lý, tránh thất thoát, sẽ khó có khả năng chứng khoán sẽ lập lại mức tăng đột biến như xảy ra hồi 2009.
Cùng với đà phục hồi ấn tượng liền hai tuần trên thị trường cơ sở, thị trường phái sinh có biểu hiện sụt giảm mạnh về thanh khoản. Sự luân chuyển dòng tiền giữa hai thị trường từng được cho là nguyên nhân khiến thị trường cổ phiếu lao dốc. Lúc này tình thế đang thay đổi...
Thống kê cho thấy trong giai đoạn tháng tháng 4 và nửa đầu tháng 5, tổng giá trị giao dịch danh nghĩa trên thị trường hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đã tăng vọt, liên tục ở ngưỡng 50.000-55.000 tỷ đồng, có phiên kỷ lục xấp xỉ 56.000 tỷ đồng. Trong khi đó thanh khoản của thị trường cổ phiếu tụt xuống rất thấp. Tuần qua tình thế đã thay đổi, khi giao dịch phái sinh giảm rất nhanh, thậm chí phiên cuối tuần chỉ còn hơn 33.800 tỷ đồng giá trị danh nghĩa.
Các chuyên gia đều đánh giá hiện tượng liên thông dòng vốn giữa hai thị trường là điều bình thường. Nếu giai đoạn thị trường cổ phiếu lao dốc, dòng tiền chạy sang thị trường phái sinh thì khi thị trường cơ sở phục hồi, hoàn toàn có lý do để tin rằng dòng tiền sẽ chảy ngược lại. Hầu hết các chuyên gia đều nhận định đây là yếu tố có khả năng hỗ trợ thanh khoản trên thị trường cổ phiếu thời gian tới.
Tuy vậy cũng có ý kiến thận trọng cho rằng không nên kỳ vọng quá mức vào sự dịch chuyển dòng tiền này. Nguyên nhân là mức thanh khoản cao trên thị trường phái sinh có yếu tố đòn bẩy rất lớn so với cơ sở. Khi dòng tiền từ cơ sở dịch chuyển sang phái sinh sẽ tạo hiệu quả lớn do hiệu ứng đòn bẩy tăng lên 5-10 lần, nhưng khi chuyển ngược trở lại, sức mạnh cũng bị giảm đi tương ứng. Mặt khác quy mô giao dịch phái sinh lớn nhưng còn là do khả năng quay vòng tiền liên tục nhờ khả năng giao dịch T+0.
Nhận định về thị trường cổ phiếu ngắn hạn, các chuyên gia vẫn cho rằng tuy kỳ vọng đang dâng cao nhưng thị trường vẫn sẽ đối diện lực cản lớn trong tuần tới. Nhà đầu tư ngắn hạn không nên mua đuổi mà tùy từng danh mục nên chốt lời hoặc giao dịch lướt sóng giảm giá vốn.
- Nguyễn Hoàng – VnEconomy: VN-Index đã có tuần tăng điểm thứ hai liên tiếp và tiến sát tới ngưỡng 1.300 điểm như anh chị dự kiến tuần trước. Tuy nhiên thanh khoản vẫn rất thấp và lực bán không mạnh, thậm chí phiên cuối tuần lực cầu còn đuổi giá lên liên tục, kéo VN-Index vượt mức MA20. Đó có phải tín hiệu nhà đầu tư kỳ vọng cao hơn về biên độ tăng lớn hơn?
Việc VN-Index đã có tuần thứ hai liên tiếp tăng điểm với thanh khoản thấp cho thấy rằng nhà đầu tư vẫn trông chờ cũng như kỳ vọng chỉ số này sẽ tiếp tục bay cao trong thời gian tới. Tuy nhiên, tôi nghĩ khi tiến sát tới ngưỡng 1.300 điểm sẽ là một “bài test” lực cung – cầu cho chỉ số VN-Index. Ông Lê Minh Nguyên |
Tuy nhiên, thị trường có thể vượt qua được vùng kháng cự trên hay không thì chúng ta cần theo dõi thanh khoản của thị trường ở tuần tới. Theo tôi, nếu thanh khoản có sự cải thiện mạnh mẽ thì thị trường mới có cơ hội vượt qua.
Tâm lý thị trường đang ổn định, niềm tin nhà đầu tư được củng cố với nhiều thông tin hỗ trợ. Nhà đầu tư đang kỳ vọng vào một mức tăng lớn hơn, dù vùng 1.300 – 1.350 là vùng kháng cự mạnh, áp lực cung cổ phiếu gia tăng, nhưng đại bộ phận nhà đầu tư lại thích một kịch bản tích cực hơn.
Áp lực bán mạnh thời gian qua đẩy chỉ số VN-Index xuống dưới mốc 1.200 điểm chủ yếu đến từ động thái bán tháo của các nhà đầu tư cá nhân mới tham gia thị trường trong bối cảnh xuất hiện nhiều thông tin tiêu cực. Ngay khi các yếu tố tiêu cực có phần giảm bớt, tâm lý thị trường ổn định, dòng tiền nhanh chóng quay trở lại, với sự hỗ trợ của dòng tiền ngoại, đã giúp thị trường hồi phục đáng kể từ đáy. Thanh khoản thấp trong giai đoạn đầu hồi phục là diễn biến thường thấy khi thị trường đi lên trong nghi ngờ, trong khi điểm tích cực là áp lực bán đang rất yếu.
Tôi cho rằng biên độ hồi phục của thị trường sẽ lớn hơn trong tuần tới tương ứng với kỳ vọng cao hơn của nhà đầu tư về triển vọng dài hạn của thị trường.
- Nguyễn Hoàng – VnEconomy: Thị trường phái sinh đang chứng kiến mức thanh khoản tụt giảm khá nhiều, trùng hợp với thời điểm thị trường cổ phiếu phục hồi tốt. Đây là kết quả sự luân chuyển dòng tiền? Làm việc trực tiếp với các nhà đầu tư, anh chị đánh giá thế nào về quy mô của sự luân chuyển dòng tiền giữa hai thị trường, liệu điều này có hỗ trợ thanh khoản trên thị trường cơ sở thời gian tới?
Mức độ tác động qua lại có sự khác biệt: Tỷ lệ đòn bẩy trên thị trường phái sinh đang gấp từ 5 tới 10 lần trên thị trường cơ sở; tốc độ quay vòng vốn bên phái sinh với giao dịch T+0, khiến một đồng vốn từ phái sinh sang cơ sở đã bị giảm sức mua đi từ 5 tới 10 lần. Mức độ tác động khi dòng tiền chảy từ cơ sở sang phái sinh sẽ rất lớn, nhưng ngược lại thì tác động sẽ bị triệt tiêu đi nhiều. Ông Nguyễn Văn Sơn |
Và khi chưa xét tới tốc độ quay vòng vốn bên phái sinh với giao dịch T+0 sẽ nhanh hơn nhiều lần so với thị trường cơ sở bị hạn chế bởi T+3, thì với một đồng vốn luân chuyển từ phái sinh sang cơ sở đã bị giảm sức mua đi từ 5 tới 10 lần. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng mức độ tác động khi dòng tiền chảy từ thị trường cơ sở sang phái sinh sẽ rất lớn, nhưng ngược lại thì tác động từ bên phái sinh sang cơ sở sẽ bị triệt tiêu đi nhiều.
Trong quá quan sát thị trường, tôi cũng nhận thấy thị trường phái sinh thường sôi động khi thị trường cơ sở có biến động mạnh do vòng quay vốn của thị trường phái sinh tăng lên (nhờ lợi thế T+0). Và thanh khoản bên phái sinh sụt giảm khi thị trường cơ sở trầm lắng do biên độ biến động thấp sẽ hạn chế cơ hội giao dịch ăn chênh lệch giá.
Theo tôi, mặc dù thị trường phái sinh hạ nhiệt sẽ có một phần dòng tiền chuyển qua thị trường cơ sở, nhưng chúng ta cũng không nên kỳ vọng nhiều về việc thị trường cơ sở sẽ có sự cải thiện tích cực hơn về thanh khoản từ sự luân chuyển này.
- Nguyễn Hoàng – VnEconomy: Gói hỗ trợ lãi suất 2% đang được kỳ vọng lớn sẽ tác động tốt đến thị trường chứng khoán, thậm chí được ví như lượng “tiền rẻ” mới sau giai đoạn đình trệ tín dụng vì Covid. Anh chị đánh giá hiệu ứng của gói hỗ trợ này tới thị trường chứng khoán như thế nào?
Tôi thấy nhà đầu tư đang tự tin hơn về những phiên giao dịch tốt đầy hứa hẹn trong tuần giao dịch tới. Từ giai đoạn lo lắng, áp lực, sợ điều chỉnh tiếp theo, nhà đầu tư đã chuyển sang trạng thái thoải mái hơn, tâm lý tự tin hơn, cầm cổ phiếu có thể có trạng thái lỗ nhưng động thái bán ra đã giảm hẳn. Ông Lê Đức Khánh |
Tuy nhiên, với mức hỗ trợ chỉ 2% và tổng quy mô chỉ 40.000 tỷ đồng (nhỏ hơn đáng kể so với gói hỗ trợ 4% trị giá 17,000 tỷ đồng thời điểm 2009 xét trong tương quan quy mô thị trường chứng khoán cũng như quy mô tín dụng hiện tại đã lớn gấp nhiều lần), cùng sự kiện toàn trong công tác quản lý, tránh thất thoát, sẽ khó có khả năng chứng khoán sẽ lập lại mức tăng đột biến như xảy ra hồi 2009. Dù vậy, khi các yếu tố tiêu cực đã phản ánh đầy đủ khiến thị trường điều chỉnh mạnh xuống vùng giá hấp dẫn, thông tin này chắc chắn sẽ hỗ trợ đáng kể cho đà hồi phục trong thời gian tới.
Dưới góc nhìn đó, trong ngắn hạn, tôi cho rằng thị trường chứng khoán gần như không được hưởng lợi gì với lượng “tiền rẻ” từ gói hỗ trợ lãi suất này, ngoài tác động tâm lý thoáng qua. Về dài hạn, thị trường sẽ có sự phản ứng tích cực nếu gói hỗ trợ này thực chất và có hiệu quả.
Với mức hỗ trợ chỉ 2% và tổng quy mô chỉ 40.000 tỷ đồng cùng sự kiện toàn trong công tác quản lý, tránh thất thoát, sẽ khó có khả năng chứng khoán sẽ lập lại mức tăng đột biến như xảy ra hồi 2009. Ông Trần Đức Anh |
- Nguyễn Hoàng – VnEconomy: Những lời khuyên của anh chị tuần trước rất có giá trị, ít nhất cũng giúp nhà đầu tư bớt thiệt hại vì bán quá sớm. Thậm chí nếu bắt đáy tốt thì lợi nhuận ngắn hạn những phiên vừa qua là rất khả quan. Theo anh chị nhà đầu tư có nên chốt lời hay tiếp tục giữ thêm nữa?
Tuy nhiên, việc mua đuổi giá ở hiện tại là không nên, mà thay vào đó, nhà đầu tư nên chờ đợi tín hiệu từ thị trường để thực hiện hóa lợi nhuận. Với tôi, khu vực quanh 1.300 điểm rất có ý nghĩa với việc quyết định có nên điều chỉnh danh mục hay không, hoặc khi VN-Index cho tín hiệu cắt xuống MA20 thì các vị thế cổ phiếu hiện tại nên được chốt. Nhà đầu tư có thể tham khảo kế hoạch đó.
Nếu dòng tiền không cải thiện, tăng lên trên 20.000 – 25.000 tỷ mà vẫn duy trì thấp như giai đoạn hiện tại thì khó mà kỳ vọng thị trường hồi phục mạnh lên vùng đỉnh cũ, mà khả năng cao sẽ dừng lại quanh 1.350 điểm +/- 30 điểm. Ông Nguyễn Việt Quang |
Một ví dụ hay đó là danh mục đầu tư được ví như vườn cây ăn trái – mỗi cây, loại hoa quả sẽ ra hoa kết trái và mọc vào từng thời điểm. Nên việc nắm giữ dài, ngắn sẽ tùy thuộc vào đặc điểm của từng cổ phiếu, triển vọng tăng giá cũng như trạng thái danh mục của mỗi nhà đầu tư.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận