VPB – Cổ phiếu phù hợp với chiến lược đầu tư giá trị kết hợp tăng trưởng
Thị trường chứng khoán có rất nhiều chiến lược đầu tư, mỗi chiến lược đầu tư có những ưu nhược điểm khác nhau và tùy vào từng giai đoạn của thị trường, những chiến lược này sẽ có hiệu quả khác nhau.
Thị trường chứng khoán có rất nhiều chiến lược đầu tư, mỗi chiến lược đầu tư có những ưu, nhược điểm khác nhau và tùy vào từng giai đoạn của thị trường, những chiến lược này sẽ có hiệu quả khác nhau.
Tuy nhiên, có những phương pháp đầu tư kết hợp từ hai hay nhiều chiến lược đầu tư khác nhau hạn chế nhược điểm và cộng hưởng ưu điểm, phát huy được hiệu quả cao kể cả trong điều kiện không thuận lợi mà điển hình nhất là phương pháp kết hợp đầu tư giá trị và tăng trưởng. Phương pháp này đã được vận dụng rất thành công bởi những nhà đầu tư huyền thoại như Warren Buffett hay Peter Lynch,… và đóng góp đáng kể cho thành tích đầu tư của các huyền thoại này. Để hiểu được phương pháp này hoạt động như thế nào, đầu tiên cần phân tích rõ về hai phương pháp thành phần: đầu tư giá trị và đầu tư tăng trưởng.
Đặc thù của chiến lược đầu tư giá trị nằm ở 4 điểm chính: Nguồn vốn đầu tư dài hạn; Đầu tư vào những cổ phiếu có giá thấp hơn giá trị tài sản ròng và khả năng tăng giá trị tài sản ròng trong tương lai là cao và chắc chắn; Đầu tư cổ phiếu với tâm thế chủ sở hữu, hay đồng sở hữu doanh nghiệp chứ không đơn thuần là người nắm giữ cổ phiếu; Việc xem xét giá trị nội tại của cổ phiếu để đưa ra quyết định đầu tư là từ quá khứ - hiện tại.
Về ưu điểm, chiến lược đầu tư giá trị giúp nhà đầu tư tạo được một biên độ an toàn (margin of safety) khi không trả giá quá cao so với giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp, qua sự cân nhắc giữa giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp hiện tại và khả năng tạo ra giá trị tài sản ròng trong tương lai nhằm bảo đảm giá trị cho khoản đầu tư. Nhà đâu tư sẽ không bị ảnh hưởng trong quyết định của mình bởi những yếu tố bên ngoài bao gồm các biến động của giá cổ phiếu trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, nhược điểm chính của phương pháp này là ít quan tâm đến tiềm năng tăng trưởng tương lai, vì đây không phải là yếu tố quyết định của việc đầu tư (giá thấp hơn giá trị tài sản ròng mới là yếu tố quyết định), do đó có thể sẽ bỏ lỡ những cổ phiếu có tăng trưởng rất cao trong tương lai và giá tiếp tục tăng dù trước đó được bán không hề rẻ.
Xét chiến lược đầu tư tăng trưởng, khác biệt lớn nhất của chiến lược này so với đầu tư giá trị ở chỗ, nhà đầu tư sẽ tập trung vào tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp đó (hơn là việc xem xét giá có bán dưới giá trị tài sản ròng hay không) thông qua việc nghiên cứu phân tích các yếu tố bên ngoài và nội tại của doanh nghiệp nhằm đưa ra các đánh giá, nhận định về xu hướng chung của ngành và tầm nhìn của ban lãnh đạo, qua đó xác định được toàn bộ giá trị tương lai mà doanh nghiệp có thể mang về.
Ưu điểm của phương pháp này là nhà đầu tư cân nhắc về tầm nhìn chiến lược, sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai, qua đó xác định được những cổ phiếu có thành tích vượt trội so với thị trường. Tuy nhiên, nhược điểm của chiến lược này nằm ở chỗ nhà đầu tư thường sẽ trả giá cao cho những cổ phiếu như vậy và nếu như thực tế thị trường không diễn biến như phân tích thì nhà đầu tư sẽ không có được “biên độ an toàn” làm đệm và dễ trả mức giá quá cao so với nội tại xứng đáng.
Từ những phân tích trên cho thấy, nếu kết hợp hai phương pháp này lại với nhau, nhà đầu tư có thể cộng hưởng ưu điểm trong khi hạn chế tối đa nhược điểm của từng phương pháp.
Cụ thể, nhà đầu tư có thể có được biên độ an toàn cho các khoản đầu tư của mình, tức không trả giá quá cao cho bất kỳ cổ phiếu nào, đồng thời luôn xem xét đến tiềm năng tăng trưởng dài hạn của cổ phiếu đó để không bỏ lỡ những cổ phiếu có tăng trưởng cao dù không được bán dưới giá trị tài sản ròng. Theo ngôn ngữ của “nhà hiền triết” xứ Omaha Warren Buffett, chiến lược kết hợp này đang tìm kiếm cổ phiếu của công ty “tuyệt vời” (“great company”) ở mức giá “hợp lý” (“fair price”).
Cổ phiếu VPB – Cổ phiếu ngân hàng “tuyệt vời” ở mức giá “hợp lý”?
Thị trường chứng khoán giai đoạn này vừa trải qua một đợt điều chỉnh, và do đặc thù là ngành dẫn dắt thị trường nên ngành ngân hàng đã có sự điều chỉnh về vùng giá hấp dẫn, tuy nhiên tiềm năng tăng giá không dành cho tất cả các mã trong ngành. Kỳ vọng sẽ có sự bứt phá dành cho một vài mã cổ phiếu ngành ngân hàng có câu chuyện riêng, định giá hấp dẫn và tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong điều kiện thị trường phân hóa, đáng chú ý nhất là cổ phiếu VPBank.
Thứ nhất, với việc các công ty chứng khoán như SSI, VCI hay MBS cùng nâng giá mục tiêu của cổ phiếu VPB lên từ hơn 70 nghìn đồng/cổ phiếu (SSI) đến 86 nghìn đồng (VCI) hay gần 88 nghìn đồng/cổ phiếu (MBS) cho thấy định giá của VPB đang rất hấp dẫn.
Với việc ban lãnh đạo VPBank công bố về việc ký kết thành công thoả thuận bán 49% vốn điều lệ của FECredit cho đối tác SMFG (Nhật Bản) với số tiền dự kiến thu về đạt gần 1,4 tỷ USD cùng kế hoạch tăng vốn trong đầu năm 2022, trong đó ngân hàng sẽ phát hành thêm 15% vốn cho cổ đông chiến lược, kỳ vọng VPBank sẽ trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất và một trong những ngân hàng có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường.
Ngân hàng còn đang tạo ra giá trị cho cổ đông với khả năng làm ra tiền cực nhanh và bền vững khi tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) tổng thu nhập hoạt động (TOI) ở mức 35,6% trong suốt 10 năm 2011-2020, đồng thời tỷ suất sinh lợi trên vốn (ROE) cũng là cao nhất toàn ngành.
Tỷ lệ ROE trung bình của ngành ngân hàng rơi vào khoảng từ 8% trong năm 2015 và tăng lên mức 18% trong năm quý 2/2021, trong khi đó tỷ lệ này ở VPBank là khoảng 21,4% trong năm 2015 và trên 25,7% trong quý 2/2021. Như vậy, với mức định giá hấp dẫn cùng giá trị hàng đầu tạo ra cho cổ đông, đầu tư cổ phiếu VPB đáp ứng đầy đủ các điều kiện của chiến lược đầu tư giá trị.
Thứ hai, để lượng hóa tiềm năng tăng trưởng, có một chỉ tiêu thường được sử dụng là chỉ tiêu PEG được tính như sau:
Với PE hiện tại khoảng 12 lần trong khi tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn 2010-2020 là 26,7%, có thể tính được PEG xấp xỉ 0,45. Chỉ tiêu PEG thấp hơn 0,5 hàm ý rằng mức định giá theo PE hiện tại chưa bằng một nửa tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu trong thời gian 10 năm qua. Như vậy dễ thấy định giá cổ phiếu VPBank hiện tại đang rất hấp dẫn nếu xét theo chỉ tiêu PEG.
Bên cạnh tăng trưởng lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS), VPBank có tổng tài sản tăng trưởng ấn tượng thuộc top đầu khi quy mô tổng tài sản VPBank tại thời điểm cuối năm 2020 so với đầu năm 2011 là trên 7 lần với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm trên 21%, trong khi đó ngành có tốc độ tăng trưởng kép chỉ xấp xỉ 17%.
Ngân hàng còn dẫn đầu về tăng trưởng vốn chủ sở hữu khi vốn chủ sở hữu đạt mức tăng trưởng kép hơn 26% trong giai đoạn 10 năm từ 2011 - 2020, tại thời điểm cuối năm 2020 vốn chủ sở hữu cao hơn 10 lần so với đầu năm 2011.
Với sự phát triển mạnh mẽ và vượt trội về quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của VPBank và kế hoạch số 1 ngành về quy mô vốn điều lệ cũng như top đầu ngành về vốn chủ sở hữu cho thấy tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của VPB trong giai đoạn 10 năm sắp tới là rất đáng mong đợi.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận