VNIndex đi theo xu hướng toàn cầu
Bài này tôi viết cung cấp góc nhìn liên quan bài hôm trước nhưng nhìn ngắn hơn về VNIndex trong bối cảnh hiện tại (bài trước nhìn góc nhìn cho nửa sau 2024).
Tính đến hết 20/06, ngành công nghệ thông tin và truyền thông (bao gồm viễn thông) đang có hiệu suất vượt trội thị trường chung trên phạm vi toàn cầu ở hầu như các khu vực trên thế giới như ở Mỹ nhóm công nghệ tăng gần 30%, trong khi đó nhóm tài chính (bao gồm ngân hàng) đang có hiệu suất trung bình, còn nhóm BĐS có hiệu suất âm ở tất cả các khu vực.
Thị trường Việt Nam cũng đang trong xu hướng này khi các nhóm công nghệ thông tin và truyền thông đang có hiệu suất vượt trội hoàn toàn VN-Index, đơn cử như VGI (+323.6% YTD); FPT (+60.6% YTD) khiến họ FPT và Viettel là các cổ phiếu hot nhất 6 tháng đầu năm nay. Trong khi đó nhiều nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu BĐS không có hiệu suất tốt, trừ vài cổ phiếu BĐS nhỏ có câu chuyện riêng.
2. Do xu hướng trên nên dòng tiền đang chảy khỏi các thị trường mới nổi đến các thị trường phát triển có nhiều cổ phiếu công nghệ niêm yết.
Xu thế trên đã khiến vốn ngoại rút ròng khỏi các nước đang phát triển có thị trường chứng khoán chiếm tỷ trọng cao bởi nhóm tài chính và BĐS và hướng đến các thị trường có nhiều công ty công nghệ. Từ đầu năm đến nay tại Châu Á,vốn ngoại đã rút khỏi Thái Lan, Việt Nam, Indo và nhiều nước đang phát triển khác để đổ vào Đông Á nơi có nhiều công ty công nghệ như Hàn, Nhật, Đài.
Thị trường Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn bởi xu hướng này và VN-Index chứng kiến khối ngoại bán ròng nhiều phiên liên tiếp nghìn tỷ và đang là lực cản lớn nhất của chỉ số VN-Index đang cố gắng vượt 1300 điểm.
3. Sự ưa chuộng cổ phiếu công nghệ đã làm sự phân mảnh lớn về định giá ở các thị trường chứng khoán toàn cầu.
Lấy thị trường Mỹ làm ví dụ, tỷ trọng của nhóm công nghệ trong S&P500 đã lên mức cao nhất lịch sử thời bong bóng công nghệ 2000s. Điều này dẫn tới, ngay tại thị trường Mỹ đang có mức tăng tốt thì chỉ một số nhóm cổ phiếu công nghệ có performance vượt trội hoàn toàn kéo chỉ số và phần còn lại của S&P 500 cũng không khá khẩm gì mấy. Với đặc thù nhiều cổ phiếu công nghệ, đặc biệt là AI, chứng khoán Mỹ đang hút dòng vốn toàn cầu mạnh mẽ (tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài ở thị trường cổ phiếu Mỹ đang gia tăng mạnh)
Với cơn cuồng công nghệ và AI, định giá các công ty công nghệ đang chiếm lĩnh nhóm vốn hóa lớn tại Mỹ đã có mức định giá cao (premium) hơn trung bình lịch sử 1985- nay ở hầu hết các thước đo định giá theo cách tiếp cận thị trường.
Việt Nam cũng đi cùng xu hướng khi định giá VN-Index đang ở mức trung bình theo P/E và rẻ theo P/B nhưng sự phân hóa của các nhóm ngành là rất lớn. Trong đó, nhóm bất động sản và bank đang kéo định giá xuống khiến định giá VN-Index dễ chịu, nhưng nếu loại trừ 2 nhóm này thì định giá đã khá cao so lịch sử, sự phân hóa định giá của Việt Nam cũng tương tự ở nhiều thị trường khu vực.
4. Vậy điểm đảo chiều (pivot) khi nào sẽ đến?
Vậy rõ ràng, dòng vốn ngoại xác suất cao sẽ ngừng rút và có thể trở lại Việt Nam khi xu hướng toàn cầu này đảo chiều. Bản chất việc tiền đổ vào công nghệ và AI nó là xu hướng lớn (megaforce – từ được nhiều bank lớn sử dụng) và việc xác định điểm đảo chiều là khó và cần quan sát các chỉ báo về dòng tiền.
Phiên 20/06 là một phiên như thế nhưng cần lưu ý rằng để hình thành xu hướng thì cần nhiều phiên chứ một phiên thì chả ăn thua. Khi pivot xảy ra, có thể là cơ hội cho nhiều nhóm ngành khác của VN-Index bùng nổ và sẽ dẫn dắt chỉ số giai đoạn cuối năm.
5. Cuộc chiến tây – ta sẽ ra sao?
Phải nói là dòng vốn nội của nhà đầu tư cá nhân đã rất mạnh trong thời gian qua khi gần như cân lượng bán ròng lớn của ngoại. Xét riêng thị trường trong nước thì chứng khoán năm nay vẫn là một kênh hấp dẫn và thu hút dòng tiền, performance đến 20/06 khoảng 13.5% là tốt trong nửa đầu năm nay trong khi các kênh như bất động sản, trái phiếu hay tiền gửi chưa hấp dẫn. Dòng vốn trong nước được dự báo sẽ tiếp tục là hỗ trợ cho VN-Index, nhưng lưu ý là áp lực ngoại vẫn rất lớn.
Một động lực lớn hỗ trợ thị trường từ trong nước là Chính phủ liên tục chỉ đạo hỗ trợ nền kinh tế với việc tăng trưởng tín dụng và hạ lãi suất, với tín dụng tăng 5-6% ngay cuối quý II/2024. Tính đến 14/06, tín dụng đã tăng 1.38% trong giai đoạn (21/5-14/06) và tăng 3.79% so đầu năm là mức tăng nhanh và tín dụng sẽ tiếp tục tăng ít nhất thêm 1.21% trong nửa cuối tháng 06 trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi và độ hấp thụ tín dụng chưa quá cao. Những giai đoạn này thường tốt cho dòng tiền trong nước trên thị trường chứng khoán.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận