24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Sao Mai
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

“VN-Index khó điều chỉnh sâu do biến chủng Omicron, khối ngoại bán ròng mạnh chủ yếu đến từ các quỹ retail Hàn Quốc”

Sau tuần VN-Index bị biến thể Omicron ngáng đường chinh phục mốc 1.500 điểm, BizLIVE đã có bài phỏng vấn với ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng nhóm vĩ mô - thị trường CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) về những điểm nóng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau tuần VN-Index bị biến thể Omicron ngáng đường chinh phục mốc 1.500 điểm, BizLIVE đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng nhóm vĩ mô - thị trường CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) về những điểm nóng trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Thưa ông, VN-Index tuần qua đã có thời điểm vượt mốc 1.500 điểm. Theo ông, các mốc điểm kỷ lục mới có thực sự quan trọng? Nhóm ngành Ngân hàng liệu đã đã tạo có sóng tăng ngắn hạn?

Đến thời điểm này, theo tôi, vai trò của điểm số vẫn không quá quan trọng. Mốc 1.500 điểm thực tế cũng như giai đoạn thị trường lên 1.200 điểm rồi 1.400 điểm.

“VN-Index khó điều chỉnh sâu do biến chủng Omicron, khối ngoại bán ròng mạnh chủ yếu đến từ các quỹ retail Hàn Quốc”
Tâm lý nhìn xuyên suốt các giai đoạn này là mỗi khi chỉ số tăng lên một chút, tiền vẫn vào thị trường. Chưa hề có dấu hiệu bão hòa hay hiện tượng phân phối xảy ra.

Trong 2 tuần vừa qua, nhóm ngành giúp thị trường hướng lên 1.500 điểm là Ngân hàng có một vài thông tin khá tốt. Ngân hàng đã giúp thị trường giữ trụ sau khi nhà đầu tư chốt lời khỏi nhóm Thép, Bất động sản.

Tuy nhiên, theo tôi, Ngân hàng vẫn chưa hẳn đã xác nhận xu hướng rõ ràng, các yếu tố tạo nên sóng Ngân hàng chưa hoàn hội tụ.

Một vài câu chuyện giúp Ngân hàng tăng giá là nới room tăng tưởng tín dụng, gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất, giãn thời trích lập trong đó câu chuyện chính là tăng trưởng tín dụng thực tế khó có thể đem lại hiệu quả lớn khi năm 2022 chỉ còn chưa đến 2 tháng.

Vậy nhóm ngành nào sẽ là thu hút được sự chú ý của dòng tiền?

Với Ngân hàng vẫn là nhóm trung tính, theo tôi, các cổ phiêu ngành Bất động sản vẫn còn sức hút lớn nhờ câu chuyện lạm phát, gói kích cầu và đầu tư công. Sóng Bất động sản vẫn còn khả năng duy trì sang đến năm sau.

Trong khi đó, các cổ phiếu Tiêu dùng vẫn còn dư địa khi chuẩn bị vào mua lễ và mua sắm. Các cổ phiếu như MWG, PNJ vẫn có khả năng đi tiếp.

Nhóm Chứng khoán, Phân bón cũng vẫn ổn nhờ kết quả kinh doanh các quý cuối năm khả quan.

Với nhóm Thép, thì khả năng đã đã đạt đỉnh trong khi đó cổ phiếu Dầu khí phải theo dõi thêm tình hình giá dầu thế giới.

Thông tin về biến chủng Omicron đã khiến chứng khoán toàn cầu giảm mạnh, theo ông, nhà đầu tư trong nước có kích hoạt bán tháo mạnh hay cần ứng xử như thế nào?

Tâm lý lo ngại do biến chủng Omicron đã tác tới thị trường chứng khoán thế giới phiên cuối tuần. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam lại chỉ điều chỉnh nhẹ. Hành động chốt lời ngắn hạn thực tế xuất hiện trước đó nhưng tiền tươi đổ vào thị trường cũng rất nhiều. Dù các CTCK vẫn luôn căng margin thì cũng không tạo ra được nhiều áp lực lên thị trường.

Theo tôi, thị trường có thể điều chỉnh nhẹ nhưng vẫn ở quanh mốc 1.500 điểm. Kể cả trong kịch bản lực bán vượt kỳ vọng, mốc hỗ trợ cũng sẽ chỉ về 1.420 điểm.

Khối ngoại cũng bán ròng rất mạnh phiên thứ Sáu? Theo ông, biến số quốc tế ảnh hưởng thế nào tới hành động của nhà đầu tư nước ngoài?

Từ đầu năm đến nay, khối ngoại vẫn trong mạch bán ròng. Thực tế, nhóm rút ròng chủ yếu là các nhà đầu tư Hàn Quốc.

“VN-Index khó điều chỉnh sâu do biến chủng Omicron, khối ngoại bán ròng mạnh chủ yếu đến từ các quỹ retail Hàn Quốc”

Năm 2017, các quỹ Hàn Quốc, phần lớn là các quỹ retail đã bơm vào thị trường 1,5 tỷ USD và đến thời điểm này, họ phải rút tiền khỏi thị trường.

Trong khi đó, các quỹ ETF hay các quỹ chủ động khác có mua có bán nhưng không rút ra nhiều. Họ có thể chốt lời Thép, Ngân hàng nhưng lại mua lại các cổ phiếu khác.

Cũng cần lưu ý rằng, thời gian gần đây, đồng USD đang mạnh lên do FED đang chuẩn bị siết lại chính sách tiền tệ nên việc các quỹ có thể đẩy mạnh rút tiền.

Tuy nhiên, đồng VNĐ thực tế còn tăng giá so với nhiều đồng ngoại tệ khác nhờ nền kinh tế có thặng dư thương mại, thặng dư tài khoản vãng lai. Vì vậy, hoạt động rút ròng khỏi thị trường đã được hạn chế lại.

Nếu chúng ta có gói kích cầu khiến đồng VNĐ mất giá khoảng 1-2%, hoạt động rút ròng có thể sẽ tăng cường. Tuy nhiên, hiện tôi chưa thấy các quỹ rút tiền do yếu tố này. Chủ yếu vẫn do các quỹ Hàn Quốc đang tạm đưa tiền trở về nội địa.

Xin cảm ơn ông về những chia sẻ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1,228.10 -0.23 (-0.02%)
3,306.00 -42.00 (-1.25%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả