Vingroup có kinh doanh tài chính?
Thương vụ chuyển nhượng Vinmart và VinEco cho Masan tuần qua thu hút sự chú ý của giới truyền thông và các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán khi các cổ phiếu của hai tập đoàn này lập tức hiệu ứng trên thị trường.
Nhiều nhà đầu tư đặt dấu hỏi sau khi bán mảng bán lẻ và nông nghiệp, Vingroup sẽ còn gì để kinh doanh khi mà ngay cả nhà đầu tư quốc tế cũng đang nhóm ngó vào thị trường bán lẻ và các công ty khởi nghiệp đang kinh doanh nông nghiệp sạch đầy hứa hẹn.
Theo các báo cáo tài chính của Vingroup những năm qua, mảng bất động sản đóng góp thu nhập quan trọng nhất cho tập đoàn này, ngoài ra các mảng đầu tư và kinh doanh khác như bán lẻ và nông nghiệp chịu gánh nặng chi phí. Cụ thể: doanh thu mảng bán lẻ 9 tháng năm 2019 là 21.883 tỷ đồng nhưng đóng góp vào tập đoàn chỉ khoản 15%, trong khi chi phí cho hệ thống này phải gánh đến con số ngàn tỷ đồng. Trong khi đó, công nghiệp ô tô, điện tử, hàng không mới bắt đầu chưa có doanh thu, còn giáo dục và y tế là phi lợi nhuận…
Một số quan điểm cho rằng, mục tiêu kinh doanh công nghệ và tài chính với hệ sinh thái của tập đoàn mới là mục tiêu tương lai của Vingroup. Điển hình, trong tháng 11/2019 công ty nghiên cứu và sản xuất VinSmart đã bắt tay vào xây dựng dựng tổ hợp sản xuất điện tử ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc với năng lực dự kiến 125 triệu thiết bị mỗi năm. Ước tính giai đoạn một, mỗi năm sản xuất 23 triệu sản phẩm điện thoại thông minh, 1 triệu sản phẩm IoT và 2 triệu thiết bị điện tử thông minh khác.
Trước đó Vingroup đã công bố một thỏa thuận hợp tác với Google phát triển tivi thông minh trên nền tảng hệ điều hành Android TV, phiên bản 9.0 với hàng loạt tính năng thời thượng như: tìm kiếm bằng giọng nói, trợ lý ảo, phát màn hình Chromecast… kết nối với thế giới giải trên chợ đồ chơi Google Play, Youtube.
Trong một diễn biến khác, hệ thống cửa hảng điện tử điện máy VinPro những năm trước đây hiện đã biến đổi sang trang thương mại điện tử Adayroi.com. Theo đó, hệ thống chuỗi mã thành viên của công dân sống trong các căn hộ của Vin, thành viên đến du lịch tại các dự án thuộc tập đoàn.
Đáng chú ý trong tháng 9/2019, NHNN đã chính thức cấp phép hoạt động ví điện tử cho Công ty cổ phần VINID PAY phải kết nối với một tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử khi cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán cho các khách hàng có tài khoản tại nhiều ngân hàng.
Động thái, Vin được cấp phép hoạt động ví điện tử vừa qua đánh một dấu mốc rất quan trọng là sau hơn hai năm qua cơ quan quản lý không cấp phép thêm cho các đơn vị kinh doanh ví điện tử. Ví điện tử ở Việt Nam xưa nay được sinh ra từ các công ty khởi nghiệp quy mô nhỏ sau một quá trình phát triển thì kêu gọi vốn nước ngoài, không như ở Trung Quốc các công cụ thanh toán điện tử như ví đều sinh ra từ các tập đoàn thương mại điện tử lớn.
Theo các chuyên gia tài chính, Vin tham gia thị trường thanh toán sẽ là chặng tiếp theo của một quá trình để liên kết toàn bộ hệ sinh thái trong tập đoàn từ thương mại điện tử, du lịch, các dịch vụ sinh hoạt trong các dự án bất động sản của Vin như y tế, giáo dục, công nghệ…
Từ đó, các hoạt động mua bán với hàng triệu công dân sống trong hệ sinh thái của Vin và các nhà cung ứng sản phẩm cho hệ sinh thái của tập đoàn này, công cụ thanh toán điện tử sẽ xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi thực hiện các hoạt động chi trả phi tiền mặt. Nếu trong tương lai có hành lang pháp lý cho tiền điện tử và các cơ chế sandbox hiện thực hóa, hệ sinh thái Vin không chỉ làm thanh toán cho các hoạt động sản xuất – thương mại - du lịch – bất động sản cho các thành viên và khách hàng của tập đoàn và những hoạt động tài chính điện tử khác cũng không loại trừ cũng sẽ nằm trong toán tính của tập đoàn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận