Việt Nam thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Số liệu thống kê cho biết, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đang trở thành một xu hướng mạnh mẽ tại Việt Nam.
Hướng tới xã hội thanh toán không dùng tiền mặt
Việt Nam hiện có hơn 20.000 cây ATM, hơn 347.000 POS và hơn 100.000 điểm chấp nhận thanh toán QR Code. Đến tháng 4/2022, giao dịch TTKDTM tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị; giao dịch qua Internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 97,65% và 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm 2021; tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37% so với cuối năm 2021.
Những con số tăng trưởng ấn tượng này cho thấy kết quả của những nỗ lực không ngừng thúc đẩy chuyển đổi số ngành ngân hàng, và coi chuyển đổi số là động lực chính của tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 của Chính phủ Việt. Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng đã xác định Ngân hàng là lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số trước.Theo bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào, TTKDTM đã xuất hiện từ trước đại dịch, nhưng càng phổ biến hơn từ sau khi dịch COVID-19 bùng phát. Tại các nước Đông Nam Á, và đặc biệt là Việt Nam, xu hướng thanh toán mới này càng có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhờ có dân số trẻ và tỷ lệ sử dụng thiết bị di động và internet cao.
Mastercard - đối tác tin cậy trong TTKDTM tại Việt Nam
Là công ty công nghệ thanh toán hàng đầu thế giới, Mastercard hoạt động tích cực trong vai trò đối tác tin cậy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng như phối hợp chặt chẽ các đối tác liên quan để thúc đẩy xã hội không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Mới đây, Mastercard đồng hành cùng chuỗi sự kiện hưởng ứng "Ngày không tiền mặt" do Báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Thanh toán (NHNN), Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) tổ chức dưới sự chỉ đạo của NHNN. Chuỗi sự kiện này được tổ chức nhằm tiếp tục góp phần hiện thực hóa mục tiêu của Chính phủ về nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công, tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, cũng như phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025.
Tại hội thảo “Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt” nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện, theo kinh nghiệm của mình, bà Winnie Wong cho biết, điểm mấu chốt để phát triển thanh toán không tiền mặt là phải làm sao duy trì niềm tin của người tiêu dùng vào thanh toán điện tử. Theo nghiên cứu Chỉ số thanh toán mới của Mastercard năm 2021, an toàn và bảo mật là mối quan tâm hàng đầu khi thanh toán điện tử; trong đó, những lý do hàng đầu cho việc không thử sử dụng các phương thức thanh toán mới bao gồm các vấn đề an ninh (47%) và lo ngại về bảo mật dữ liệu (42%). Ngược lại, 79% số người được hỏi ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết họ sẵn sàng thử các công nghệ thanh toán mới nếu nhận thấy chúng an toàn, và 85% muốn chắc chắn rằng các tùy chọn thanh toán do người bán đưa ra là an toàn.[1]
Do đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán cần ưu tiên đảm bảo và duy trì an toàn và bảo mật trong mọi giao dịch tài chính điện tử. Điều này yêu cầu sự đồng hành và nỗ lực chung của NHNN cũng như các bộ, ban ngành và các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam.
Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sẽ tiếp tục là ưu tiên và cam kết của Mastercard trong những năm tới tại Việt Nam. Thông qua các mối quan hệ đối tác rộng rãi trên toàn thế giới cùng kiến thức chuyên môn toàn cầu trong việc thấu hiểu người tiêu dùng, Mastercard nỗ lực mạnh mẽ để tạo ra một môi trường trao quyền cho các doanh nghiệp nhỏ phát triển và tăng khả năng tiếp cận của họ với nền kinh tế kỹ thuật số, bao gồm các chương trình đào tạo chuyển đổi số, kết nối và tương tác với người tiêu dùng, điều chỉnh chiến lược, gia tăng trải nghiệm khách hàng và doanh thu cho doanh nghiệp.
Trao quyền cho phụ nữ vẫn đang và sẽ tiếp tục là mục tiêu của Mastercard tại Việt Nam. Mastercard đang hợp tác cùng nhiều đối tác tại Việt Nam để đẩy mạnh tuyên truyền về sự tiện lợi của việc thanh toán lương “không tiền mặt” cho các doanh nghiệp sử dụng lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp, dây chuyền sản xuất, cũng như nâng cao hiểu biết của phụ nữ về thanh toán điện tử và TTKDTM trong giao dịch hàng ngày.
Với sự tham gia tích cực của Mastercard và các đối tác, các sự kiện hưởng ứng “Ngày không tiền mặt” đã diễn ra rất sôi nổi và hào hứng, nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo của người dân, doanh nghiệp. Sự lan tỏa của "Ngày không tiền mặt" được mong đợi sẽ có tác động tích cực làm thay đổi hành vi, kỳ vọng người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy thanh toán không tiền mặt trong nền kinh tế.
[1] Mastercard New Payment Index 2021
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận