Vì sao thị trường đang 'chững' lại nhưng giá nhà, đất vẫn liên tục tăng?
Theo chuyên gia, phần lớn người mua bất động sản (BĐS) là có mục đích đầu tư dài hạn, nên tâm lý đầu tư sẽ không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố ngắn hạn như dịch bệnh và các yếu tố khác. Vì vậy, mặc dù trải qua 2 năm đại dịch COVID -19 nhưng giá nhà, đất vẫn liên tục tăng.
Tuy nhiên, vài tháng trở lại đây, thị trường BĐS đã có dấu hiệu chững lại, nhưng giá nhà đất vẫn neo ở mức cao. Nguyên nhân là bởi động thái “phanh” tín dụng vào BĐS từ ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp, cũng như “siết” thuế BĐS.
Theo đó, báo cáo thị trường tháng 5 của Batdongsan.com.vn chỉ ra, lượng sản phẩm nhà, đất bán trong tháng 5 giảm 11% so với cùng kỳ năm trước. Giao dịch mua bán loại hình đất có dấu hiệu chững lại, chỉ gợn sóng nhẹ ở các khu vực đường vành đai hoặc một số khu vực có thông tin về dự án quy hoạch.
Nhận định về việc này tại talkshow “Nhà đất có đang ‘chững’ " do VTV24 tổ chức, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết: Hoạt động mua bán, giao dịch BĐS bán đang khá chậm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lượng quan tâm BĐS bán đã giảm nhẹ 9% so với cùng kỳ năm ngoái, tập trung chủ yếu ở các loại hình là đất, đất nền dự án, mặc dù lượng tin đăng rao bán tăng trên 22%, thậm chí đất nền dự án tăng 38%. “Mặc dù, có nhiều thông tin thị trường đối mặt với khó khăn nhưng mặt bằng giá vẫn ở mức rất tốt”, ông Quốc Anh nói.
Theo chuyên gia, phần lớn người mua bất động sản (BĐS) là có mục đích đầu tư dài hạn, nên tâm lý đầu tư sẽ không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố ngắn hạn như dịch bệnh và các yếu tố khác. Vì vậy, mặc dù trải qua 2 năm đại dịch COVID -19 nhưng giá nhà, đất vẫn liên tục tăng. (Ảnh: Quang Huy)
Cùng quan điểm với ông Quốc Anh, một vị lãnh đạo của doanh nghiệp BĐS khác cho rằng thị trường BĐS đang có dấu hiệu chững lại, nhưng là ở từng phân khúc. Bởi lẽ, trong khi phân khúc đất nền và biệt thự ở thị trường Hà Nội bị giảm giao dịch so với những tháng trước, thì phân khúc nghỉ dưỡng ven đô, sản phẩm cho thuê mà có pháp lý tốt và chủ đầu tư uy tín vẫn thanh khoản tốt.
Trước những dấu hiệu về việc thị trường BĐS “chững lại” nhưng giá vẫn neo cao, khiến nhiều nhà đầu tư lo sợ rằng thị trường có nguy cơ đóng băng, khiến giá BĐS giảm, ông Nguyễn Quốc Anh bày tỏ: Thực chất, đầu tư BĐS dựa trên quan điểm đầu tư, và phần lớn người mua BĐS là có mục đích đầu tư dài hạn. Do đó, tâm lý đầu tư sẽ không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố ngắn hạn như dịch bệnh và các yếu tố khác. Vì vậy, mặc dù trải qua 2 năm đại dịch COVID -19 nhưng giá BĐS vẫn liên tục tăng.
“COVID -19 là yếu tố ngắn hạn còn đầu tư là dài hạn. Có một câu nói rất hay: Không nên bán rẻ tài sản của chúng ta. Chúng ta đầu tư kỳ vọng 3-5 năm, thậm chí đầu tư 10 năm thì không có lý do gì để bán. Hoặc các yếu tố ảnh hưởng khác, các nhà đầu tư kỳ vọng sẽ hết trong 2-3 năm, sau đó thị trường sẽ quay lại”, vị lãnh đạo của Batdongsan.com.vn bày tỏ.
Cũng theo vị chuyên gia này, yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc giá BĐS tăng hay không là do nguồn cầu của thị trường. Vì cung - cầu quyết định về giá, mà nguồn cầu của chúng ta hiện rất lớn, nhất là hai thị trường lớn là Hà Nội và TP HCM, khi có tới 80% lượng giao dịch, tìm kiếm nhà, đất. Tuy nhiên, ông Quốc Anh cho rằng, để nhận xét đúng về thị trường BĐS thì cần bóc tách từng khu vực, loại hình. Vì những nơi không tăng giá theo giá trị và tiềm năng thật mà tăng theo dạng “ăn theo” thì sau đó thị trường sẽ tất yếu có sự điều chỉnh giá về mức phù hợp.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận