Vì sao MWG đang phải đóng cửa hàng loạt nhà thuốc An Khang?
Bài toán gấp đôi cái khó của Bách Hóa Xanh
Hiện tượng "bốc hơi" của hàng loạt nhà thuốc An Khang:
Tính đến cuối tháng 8/2024, chuỗi nhà thuốc An Khang đã thu hẹp quy mô từ 526 cửa hàng xuống còn 326, giảm hơn 200 cửa hàng chỉ trong 2 tháng. Đây không phải là động thái ngẫu nhiên, mà là một phần của quá trình tái cấu trúc chuỗi này. Câu chuyện vẫn là "hoạt động không hiệu quả" - bài toán nan giải của ngành bán lẻ.
Từ câu chuyện "Bao giờ An Khang hòa vốn?"
Khi nhắc đến một doanh nghiệp bán lẻ, chỉ số chúng ta cần quan tâm đó chính là điểm hòa vốn chứ không phải là lợi nhuận, vì sau giai đoạn đẩy số lượng cửa hàng để lấy thị phần thì bài toán làm sao để hiệu quả lại bắt đầu.
Hiện tại, Doanh thu mỗi cửa hàng dù tăng nhưng vẫn chưa đạt mức mong đợi, với chỉ hơn 500 triệu đồng/cửa hàng/tháng, trong khi điểm hòa vốn yêu cầu là 550 triệu đồng/cửa hàng/tháng.
Vị trí cửa hàng cũng là một vấn đề lớn. An Khang chủ yếu đặt tại các khu dân cư, không phải khu vực trung tâm, khiến việc thu hút khách hàng gặp khó khăn. So với đối thủ lớn như Long Châu với vị trí "đắc địa", An Khang thua thiệt cả về doanh số lẫn khả năng cạnh tranh.
Cho đến bài học từ Bách Hóa Xanh 2022:
Nhìn lại năm 2022, MWG cũng đã phải đóng cửa hàng loạt Bách Hóa Xanh, một chuỗi bán lẻ từng được kỳ vọng rất lớn nhưng gặp vấn đề nghiêm trọng về chi phí vận hành, vị trí cửa hàng không phù hợp, và sản phẩm không đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đến cuối năm 2022, MWG đã đóng hơn 400 cửa hàng Bách Hóa Xanh và tập trung tái cấu trúc. Họ chọn cách thu hẹp, cải thiện hiệu quả vận hành và sau đó mới nghĩ đến mở rộng.
Sự giống nhau giữa Bách Hóa Xanh 2022 và An Khang 2024?
Cả hai chuỗi đều gặp phải tình trạng quá tải về chi phí khi mở rộng quá nhanh nhưng thiếu hiệu quả trong hoạt động. Cạnh tranh khốc liệt từ thị trường, với Bách Hóa Xanh đối đầu các siêu thị nhỏ và chuỗi tiện lợi; còn An Khang gặp sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Long Châu, Pharmacity, và hàng nghìn nhà thuốc truyền thống.
Vì thế, hành động của Bách Hóa Xanh năm 2022 là Chiến lược giảm lỗ thông qua thu hẹp quy mô, tập trung vào các điểm bán có hiệu quả. Kết quả là từ lỗ nghìn tỷ, Bách Hóa Xanh đã lần đầu tiên có lãi từ tháng 7/2024.
An Khang có thể hồi phục như Bách Hóa Xanh?
Hiện tại, MWG không còn đề cập đến "lợi nhuận" khi nói về An Khang, điều này cho thấy sự thay đổi lớn trong chiến lược. Thay vì tiếp tục mở rộng ồ ạt, chuỗi này đang tập trung vào việc tối ưu hóa mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, thách thức dành cho An Khang không chỉ nằm ở việc thu hẹp mà còn là làm sao để cạnh tranh được với các đối thủ lớn hơn, có sự phát triển vượt bậc như Long Châu.
Và nhìn lại Bách Hóa Xanh, có lẽ chiến lược của An Khang cũng tương tự:
MWG đang thực hiện chiến lược "dọn dẹp" các mảng kinh doanh kém hiệu quả và tập trung vào những dự án có tiềm năng lớn hơn. Với An Khang, quá trình này có thể kéo dài vài năm như cách Bách Hóa Xanh đã từng, và thành công hay thất bại phụ thuộc vào việc họ có thể tìm ra mô hình kinh doanh phù hợp trong một thị trường đầy cạnh tranh.
Còn đối với mình, trong kinh doanh thứ đáng sợ là không dám làm mới chính mình, không có đường hướng phát triển, còn đã có thì những khoảng lỗ ngắn sẽ là những viên gạch nền để xây dựng lên một thành công bền vững trong tương lai. Với bài viết tuần này, hy vọng sẽ giúp ích được của những cổ đông của MWG đang lo ngại cho tương lai của An Khang. Nhưng nếu vẫn còn lo lắng, đừng ngại liên hệ mình - Hồng Nhung để được chia sẻ thêm các vấn đề về kinh doanh và đầu tư.
Hồng Nhung FPTS
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận