menu
Vị đắng của sữa
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Vị đắng của sữa

Học tại Nga, sinh ra tại Pháp nhưng trọn vẹn tâm trí dành cho mảnh đất dải chữ S. Nhiều năm liền trong Top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á do tạp chí danh tiếng Forbes bình chọn. Người có công lớn đưa một công ty sữa nhỏ bé bước lên đỉnh vinh quanh - doanh nghiệp có giá trị nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Không một mỹ từ nào có thể miêu tả đầy đủ về bà Mai Kiều Liên, CEO của công ty sữa Vinamilk (VNM).

Dân chứng khoán vẫn hay gọi bằng cái tên trìu mến Madam Liên, người đã tạo ra sự kỳ diệu có một không hai trên thị trường chứng khoán. Vốn hoá VNM vượt con số 300 ngàn tỉ vào năm 2018, chỉ trong vài năm giá cổ phiếu tăng vào chục lần. VNM đã từng là cổ phiếu bắt buộc phải có trong danh mục đầu tư của mọi tay chơi trên thị trường.

Năm 2018, nếu rửa tay gác kiếm trên đỉnh cao chói lọi thì Madam Liên có thể sánh ngang Jack Welch, CEO huyền thoại của General Electric - giã từ vũ khí đúng giai đoạn thăng hoa nhất của GE vào năm 2001. Nhưng tiếc thay, không hiểu vì tham quyền cố vị hay vì lý do gì, bà Liên tiếp tục dẫn dắt VNM để rồi vướng vào vũng lầy hiện nay.

VNM vẫn là bá chủ ngành sữa Việt Nam nhưng đồng thời cũng là tù nhân ở đây. Không thể đánh chiếm địa bàn ngoại quốc trong khi thị trường nội địa gần như bão hoà. Kinh doanh của VNM đã dậm chân tại chỗ trong nhiều năm vì không thể mở rộng thêm nhưng cũng không thành công với bất kỳ sản phẩm nào khác ngoài sữa.

Tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam ở mức thấp, còn nhiều tiềm năng trưởng nhưng tất cả là lý thuyết vì ngành sữa đã chững lại trong nhiều năm qua. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng chỉ cần như vậy cũng đã tước mất hoàn toàn động lực tăng trưởng của VNM, công ty rơi vào trạng thái già cỗi là điều khó tránh khỏi.

Nói một cách dễ hiểu, thị trường sữa nội địa không tăng trưởng, cũng không thể phát triển ở thị trường nước ngoài, VNM có quá ít dư địa để mở rộng.

Riêng câu chuyện thị trường nước ngoài, đặc biệt là Trung quốc, đã nói rất nhiều và có kết quả từ khi chưa bắt đầu. VNM chỉ là công ty sữa hoàn nguyên (sữa công thức), sản phẩm không có gì đặc biệt, rất khó thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Trung Quốc là mảnh đất rộng lớn vô tận nhưng ở đó rất nhiều gã khổng lồ đã phân chia địa bàn từ rất lâu.

Với thị trường nội địa, VNM có thể đánh chiếm thêm thị phần như đã làm trước kia là tăng chi phí quảng cáo, khuyến mại. Nhưng kết quả không thực sự tốt bởi thêm doanh thu phải thêm chi phí và lợi nhuận chả thêm được miếng nào. VNM cuối cùng vẫn phải chấp nhận vị thế con cá to trong cái ao nhỏ không thể mở rộng được nữa.

Lợi nhuận sẽ quanh con số 10.000 tỉ mỗi năm, với mức giá 70 hiện nay thì cổ phiếu VNM được định giá PE 15 lần, tương đối rẻ nếu so với các công ty sữa trên thế giới. Vậy có nên mua không nếu rẻ nhưng tiềm năng tăng trưởng không rõ. Hãy lắng nghe gợi ý của huyền thoại đầu tư Warren Buffett, nên mua cổ phiếu vượt trội với giá hợp lý thay vì mua cổ phiếu tầm thường với giá rẻ.

Kết luận: có quá ít lý do để mua đầu tư dài hạn cổ phiếu VNM.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
64.40 -0.60 (-0.92%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả