VGC- Ông hoàng VLXD vụt sáng nhờ KQKD ấn tượng
KQKD 6 tháng đầu năm 2022
VGC vừa công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2022 rất khả quan với LNTT đạt 1,740 tỷ đồng, tăng trưởng 121% YoY và vượt kế hoạch lợi nhuận của cả năm 2022.
Hoạt động sản xuất của Viglacera duy trì tốt với lợi nhuận hợp nhất toàn Tổng công ty vượt 74% so với kế hoạch đề ra; trong đó, riêng Công ty mẹ vượt 133% so với kế hoạch đề ra cho 6 tháng.
Trong quý 2, doanh thu thuần VGC đạt 4.268 tỷ đồng, tăng 45% cùng kỳ năm trước, luỹ kế 6 tháng doanh thu đạt 8.101 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ. Đóng góp lớn nhất vào doanh thu của VGC là doanh thu từ dịch vụ cho thuê bất động sản, hạ tầng khu công nghiệp (29%), doanh thu bán các sản phẩm kính, gương (19%), doanh thu bán các sản phẩm gạch ốp lát (19%).
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do chi phí nhiên - nguyên liệu đầu vào tăng cao nhưng trong 2 quý đầu của năm 2022, doanh nghiệp vẫn bám sát và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu lợi nhuận đã thông qua tại Đại hội đồng cổ đông.
KẾ HOẠCH TĂNG TRƯỞNG CỦA VGC
VGC đặt kế hoạch doanh thu năm 2022 đạt 15 nghìn tỷ đồng (+34% YoY) và LNTT đạt 1.7 nghìn tỷ đồng (+10% YoY). Sự phục hồi của mảng VLXD và cho thuê KCN ổn định với giá cho thuê tăng được kỳ vọng sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng doanh thu. Công ty dự kiến sẽ bàn giao khoảng 170ha đất tại các KCN trong năm nay.
VGC đặt kế hoạch tổng vốn đầu tư cơ bản dự kiến là 3 nghìn tỷ đồng (+44% YoY), trong đó 2.5 nghìn tỷ đồng sẽ được đầu tư vào các KCN (+31% YoY). Kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 1,886 tỷ đồng tại Công ty TNHH Kính nổi siêu trắng Phú Mỹ (PFG) do VGC sở hữu 65% cổ phần đã được thông qua. Vốn tăng lên sẽ được huy động từ China Triumph International Engineering Group (CTIEC) – cổ đông sở hữu 35% cổ phần. Theo đó, VGC sẽ giảm tỷ lệ sở hữu xuống 55% cổ phẩn (từ 65% cổ phần trước đó) tại PFG. Khoản tiền thu về sẽ được sử dụng để xây dựng nhà máy Phú Mỹ GĐ 2 với công suất dự kiến là 900 tấn/ngày so với 600 tấn/ngày của giai đoạn 1.
Bên cạnh đó, VGC dự kiến sẽ bổ sung 2,000ha quỹ đất KCN mới vào kế hoạch phát triển của Công ty trong 2 năm tới.
KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ VÀ TỪNG BƯỚC HIỆN THỰC HÓA KHÁT VỌNG
Từ một công ty gạch ngói sành sứ xây dựng sáp nhập từ 18 nhà máy, xí nghiệp sản xuất gạch ngói đất sét nung, qua nhiều lần thay đổi mô hình tổ chức, Viglacera hôm nay đã trở thành nhà sản xuất vật liệu xây dựng hàng đầu Việt Nam và vươn ra thị trường thế giới. Những thành tựu này được bắt nguồn từ khát vọng cháy bỏng về việc nâng cao giá trị sản phẩm Việt, thu hẹp khoảng cách ngành vật liệu xây dựng trong nước với thế giới, khát vọng tạo dựng chất lượng quốc tế cho công trình Việt.
Cụ thể, bằng việc mua lại Nhà máy Gạch men Bạch Mã, Viglacera đã đạt tổng công suất các nhà máy gạch ốp lát xấp xỉ 43 triệu m2, đồng thời chính thức trở thành doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng lớn nhất tại Việt Nam và nằm trong top 20 doanh nghiệp gạch ốp lát lớn nhất thế giới.
Sự lớn mạnh này không chỉ khẳng định vị thế của người dẫn đầu trong ngành vật liệu xây dựng mà còn giúp Viglacera mang đến cho khách hàng trong nước nhiều giá trị thiết thực. Song song đó, việc áp dụng công nghệ hiện đại vào dây chuyền sản xuất cũng giúp giảm chi phí sản xuất nhờ đó giảm giá thành sản phẩm đầu ra.
Trong bối cảnh thị trường gạch ốp lát đối mặt nhiều thách thức, những bước đi mạnh mẽ của Viglacera gần đây trở thành điểm sáng, tạo động lực thúc đẩy thị trường ngành gạch khởi sắc trong năm 2022.
Đánh giá
Ở mức giá hiện tại, cổ phiếu đang được giao dịch tại P/E là khoảng 15.5 đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này
Đồ thị giá của VGC đóng cửa tăng 7% với khối lượng giao dịch tăng đột biến so với mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệuvượt đỉnh cũ ngắn hạn và xu hướng ngắn hạn của VGC tiếp tục là xu hướng TĂNG.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận