Tổng hợp tin niêm yết: ACB, Seabank chào sàn HOSE
Thị trường Việt Nam tiếp tục chào đón tin tức niêm yết và chào sàn mới từ hai Ngân hàng lớn - một phần trong đề án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025" được Chính phủ đưa ra:
1. 1.2 tỷ cổ phiếu Seabank sẽ niêm yết sàn HOSE
Tuân thủ Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” của Chính phủ, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) chính thức gửi hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu lên Sở GDCK TP.HCM (HM:HCM) (HOSE) trong ngày 24/11.
Theo đó, SeABank đăng ký niêm yết với hơn 1.2 tỷ cp (tương đương hơn 12 ngàn tỷ đồng). Ngày 9/11 vừa qua là ngày cuối cùng của SeABank để chốt danh sách cổ đông. Từ ngày này cho đến ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu SeABank theo thông báo của Sở GDCK, cổ phiếu ngân hàng này sẽ bị tạm ngừng chuyển nhượng.
Sơ lược về lịch sử tăng vốn của SeABank, Ngân hàng này được thành lập năm 1994 với số vốn điều lệ ít ỏi, đến tận năm 2005 chỉ ở mức 250 tỷ đồng. Tuy nhiên, SeABank liên tục tăng vốn những năm sau đó, và duy trì mức vốn điều lệ trên 5,000 tỷ đồng trong giai đoạn 2009-2017. Bắt đầu từ 2018, vốn điều lệ của SeABank mới tiếp tục tăng lên, và đến cuối tháng 9/2020 chạm mức 10,680 tỷ đồng sau đợt phát hành hơn 131 triệu cp trả cổ tức cho cổ đông.
9 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận trước và sau thuế SeABank tăng 66% và 65% so với cùng kỳ, ghi nhận hơn 1,131 tỷ đồng và hơn 887 tỷ đồng. So với kế hoạch năm, SeABank đã thực hiện 75% chỉ tiêu lãi trước thuế đề ra.
2. ACB niêm yết ngày 9/12, giá tham chiếu 26.400 đồng/cp
Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) vừa thông báo hơn 2.1 tỷ cổ phiếu ACB (HN:ACB) của Ngân hàng TMCP Á Châu sẽ chính thức thức được niêm yết trên sàn HOSE vào ngày 09/12/2020 với giá tham chiếu 26,400 đồng/cp.
Như vậy với mệnh giá 10,000 đồng/cp, tổng giá trị chứng khoán niêm yết của ACB gần 21,616 tỷ đồng. Ngày hủy niêm yết trên sàn HNX là ngày 02/12/2020.
Hiện, ACB đã hoàn thành việc tăng tăng vốn điều lệ từ chia cổ tức bằng cổ phần phổ thông cho cổ đông với tỷ lệ 30%. Mục đích của đợt tăng vốn này nhằm gia tăng nguồn vốn trung, dài hạn cho các hoạt động tín dụng, đầu tư trái phiếu Chính phủ của Ngân hàng, đầu tư vào các dự án chiến lược 2019-2024.
Về cơ cấu cổ đông, ACB hiện có 42,283 cổ đông trong nước chiếm tỷ lệ 70% và 30% còn lại do 74 cổ đông nước ngoài nắm giữ. Hiện, Dragon Financial Holdings Limited – quỹ thuộc Dragon Cpaital - là cổ đông lớn duy nhất của ACB đang nắm giữ 6.92% vốn (149.6 triệu cp). Còn lại 2 quỹ Sather Gate Investments Limited và Whistler Investment Limited mỗi quỹ đang nắm 4.99% vốn tại ACB. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận trước và sau thuế của ACB tăng 15% so với cùng kỳ, đạt hơn 6,411 tỷ đồng và hơn 5,133 tỷ đồng. Như vậy sau 9 tháng, ACB đã thực hiện được 84% so với kế hoạch 7,636 tỷ đồng lãi trước thuế cho cả năm 2020.
Tính đến thời điểm cuối quý 3, tổng tài sản của ACB tăng 9% so với đầu năm, đạt hơn 418,748 tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng 11% (297,386 tỷ đồng), tiền gửi khách hàng tăng 9% so với đầu năm (334,729 tỷ đồng)...
Về chất lượng nợ vay, tổng nợ xấu của ACB tại thời điểm 30/09/2020 tăng 71% so với đầu năm, ghi nhận gần 2,480 tỷ đồng, nếu không tính gần 2,177 tỷ đồng dư nợ của ACBS. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn gấp 3.5 lần, nợ nghi ngờ tăng 75%, nợ có khả năng mất vốn tăng 22%. Do đó, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của ACB từ mức 0.54% đầu năm lên 0.84%.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận