Tin thế giới 22/4: EU cuối cùng cũng ‘mở lời’ với Nga; Moscow sẵn sàng ‘đối thoại trung thực’ với Washington; "bức thư chân tình" của liên Triều
Xung đột Nga-Ukraine, Nga sẵn sàng thảo luận 'thẳng thắn' với Mỹ, vấn đề Armenia-Azerbaijan ... là những sự kiện thế giới nổi bật 24 giờ qua.
Nga:
Khi được hỏi khi nào ông sẽ sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán với lãnh đạo Nga, ông Borrel khẳng định rõng rạc: “Tôi sẽ ngồi vào bàn đàm phán ngay ngày mai”.
Ông Koshelev nhắc lại rằng những gì đang xảy ra xung quanh Ukraine, theo nhiều khía cạnh, là hệ quả thực tế từ việc "Mỹ và NATO gạt bỏ sang một bên những mối quan tâm của chúng tôi, yêu cầu cung cấp các đảm bảo an ninh ràng buộc về mặt pháp lý".
“Tại Bộ Ngoại giao, chúng tôi tin rằng bất kỳ tình huống xung đột nào cũng kết thúc bằng đàm phán. Chúng tôi không có công cụ tác động nào khác để thúc đẩy chính sách của mình, ngoại trừ việc bảo vệ lập trường của chúng tôi tại bàn đàm phán và xây dựng các văn bản ràng buộc về mặt pháp lý. Công cụ quan trọng là các kênh liên lạc giữa Liên bang Nga và Mỹ. Tôi muốn khẳng định với quý vị rằng các kênh như vậy tồn tại thông qua các Bộ Ngoại giao", ông Koshelev nói thêm. (Sputnik)
Xung đột Nga-Ukraine:
Trước đó, ông Zelensky từng kêu gọi các nước đã áp đặt lệnh trừng phạt và đóng băng tài sản của Nga sử dụng số tiền đó để giúp tái thiết Ukraine sau chiến tranh, và chi trả cho những tổn thất mà các nước khác phải gánh chịu vì cuộc xung đột. (Reuters)
Trên trang mạng Twitter, bộ này viết: "Họ đã không còn che giấu điều đó". Bộ này cho rằng Nga đã "thừa nhận rằng mục tiêu trong 'giai đoạn hai'...đơn giản chính là việc chiếm đóng miền Đông và miền Nam Ukraine. Nó chính là chủ nghĩa đế quốc". (Reuters)
Những đối tượng vừa được đưa vào danh sách này gồm 144 Thượng nghị sĩ đã bỏ phiếu công nhận độc lập của Donetsk và Luhansk vào hôm 22/2 vừa qua và 2 con gái của Tổng thống Vladimir Putin cùng với con gái của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. (AP)
Danh sách này bao gồm các quan chức chính phủ và quân đội cấp cao cũng như đại diện của các phương tiện thông tin đại chúng hàng đầu của Canada.
Theo Bộ Ngoại giao Nga, những người trong danh sách trừng phạt này sẽ bị cấm nhập cảnh vào Nga vô thời hạn. (TASS)
Mỹ
Máy bay này có tính năng tương tự như máy bay không người lái có vũ trang "Switchblade".
Theo một quan chức quốc phòng cấp cao, Mỹ sẽ vận chuyển lô thiết bị quân sự đầu tiên trong gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine trong vòng 48 giờ tới.
Cũng trong ngày 21/4, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho hay, cơ quan này sẽ xem xét gói viện trợ bổ sung cho Ukraine ngay trong tuần tới, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo kế hoạch yêu cầu Quốc hội tăng cường hỗ trợ cho Kiev. (Reuters)
Phát biểu tại một sự kiện trực tuyến, ông Daleep Singh nói rằng đang đối phó với Nga bằng nhiều biện pháp, gồm giúp châu Âu đa dạng hóa và tránh phụ thuộc vào năng lượng Nga; khuyến khích các nước như Thụy Điển và Phần Lan tham gia liên minh NATO; củng cố sườn phía Đông của NATO; đưa ra biện pháp đối phó ảnh hưởng của chiến dịch quân sự Nga đang diễn ra tại Ukraine lên sự phát triển của thế giới, đối với thực phẩm nói riêng và cả năng lượng và dòng người di cư.
Theo ông Singh, những biện pháp đó kết hợp với các lệnh trừng phạt kinh tế sẽ cho phép Washington "tạo ra đòn bẩy" so với Nga. (AP)
Cũng trong ngày, ông Hernandez được cảnh sát đưa đến trực thăng để tới Căn cứ Không quân Hernan Acosta Mejia, Tegucigalpa. Từ đây, ông tiếp tục bị dẫn độ sang Mỹ trên máy bay của Cơ quan Phòng chống Ma túy Mỹ (DEA).
Lệnh dẫn độ nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân Honduras. Một số tập trung bên ngoài sân bay quốc tế Toncontin, thủ đô Tegucigalpa, để chứng kiến cựu tổng thống bị đưa lên máy bay đến Mỹ. (Reuters)
Ngày 22/4, Điều phối viên của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ông Kurt Campbell đã gặp lãnh đạo Quần đảo Solomon, vài ngày sau khi quốc đảo Thái Bình Dương này và Trung Quốc thông báo đã ký một hiệp ước an ninh mà Washington và các đồng minh lo ngại sẽ mở rộng sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trong khu vực.
Ông Campbell đã gặp Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare sau khi đến thủ đô Honiara. Một quan chức Solomon cho biết, hai bên đã bàn về việc mở Đại sứ quán Mỹ tại Honiara đã nằm trong chương trình nghị sự.(Reuters)
Phát biểu cùng với người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Johnson nói: “Mối đe dọa ép buộc độc đoán thậm chí còn gia tăng hơn nữa. Do đó, điều quan trọng là chúng ta phải tăng cường hợp tác, bao gồm cả lợi ích chung của chúng ta trong việc duy trì khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng mở và tự do".
Theo ông, mối quan hệ đối tác mới này là "một cam kết kéo dài nhiều thập kỷ". Ngoài ra ông đã ca ngợi mối quan hệ giữa "một trong những nền dân chủ lâu đời nhất (Anh) và một nền dân chủ lớn nhất (Ấn Độ)". (AFP)
“Hai bên đã thực hiện nhiều thành tựu không thể xóa nhòa. Mặc dù vẫn còn nhiều điều bị bỏ ngỏ, nhưng niềm tin của tôi vẫn không thay đổi nếu hai miền dành sự chân thành dựa trên các nỗ lực đã đạt được cho đến nay, quan hệ liên Triều có thể tiến về phía trước nhiều như mong đợi”, hãng tin Yonhap dẫn một phần bức thư được ông Kim viết.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trong bức thư trên cũng gửi lời cảm ơn nhà lãnh đạo Hàn Quốc vì những nỗ lực hòa bình của ông, đồng thời viết rằng sẽ tiếp tục dành sự tôn trọng cho Tổng thống Moon ngay cả khi ông đã nghỉ hưu.
Theo Yonhap, bức thư của ông Kim Jong-un được viết trong bối cảnh ông Moon Jae-in trước đó một ngày đã gửi cho nhà lãnh đạo Triều Tiên một lá thư tạm biệt nhân dịp nhiệm kỳ tổng thống của bản thân sắp kết thúc.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận