24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hoàng Xuan Hường
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Tiến sĩ Cấn Văn Lực: Cơ hội đầu tư đang khả quan, nhà đầu tư nên nắm vững bí kíp “5 chữ Đ”

Tại buổi talkshow “Quỹ Mở mở Tương lai” do Công ty Quản lý quỹ Thành Công (TCAM) tổ chức vào sáng ngày 21/07, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cùng các chuyên gia đã có những chia sẻ về thị trường hiện tại, tiềm năng hiện tại của quỹ mở, cũng như yếu tố quan trọng nhất trong đầu tư là “quản trị rủi ro”.

Vĩ mô đang phục hồi tốt, cơ hội đầu tư đang khả quan

Mở đầu talkshow, TS. Cấn Văn Lực – Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia chia sẻ về tình hình kinh tế vĩ mô tại Việt Nam. Tiến sĩ cho biết, so với thời điểm trước dịch (năm 2019), thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam trong 4 năm qua đã tăng 15%, là sự phục hồi. Hiện tại, Việt Nam, Trung Quốc và Malaysia là các nước phục hồi rất tốt trong khu vực.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực: Cơ hội đầu tư đang khả quan, nhà đầu tư nên nắm vững bí kíp “5 chữ Đ”

Tiến sĩ Cấn Văn Lực

“Năm 2023, cả thế giới gặp khó, Việt Nam cũng chỉ tăng trưởng khoảng 5%. Nhưng năm nay, thế giới đi ngang với 2.6%, còn Việt Nam đang phục hồi tích cực ở mức 6.45% trong nửa đầu năm. Về cả năm, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cần phải để Việt Nam tiệm mức tăng trưởng cận trên (7%), và cận dưới (6.5%). Đây là mức top 5 khu vực châu Á – Thái Bình Dương” – trích lời TS. Cấn Văn Lực.

Vị chuyên gia nhận định, mức 6.5% năm nay là khả thi. “Các bên dự báo từ nay đến 2030, mức tăng trưởng kinh tế thường niên ít nhất khoảng 6.42%”.

Bên cạnh đó, Tiến sĩ cho biết Việt Nam đã kiểm soát khá tốt lạm phát trong 3 năm qua, chỉ từ 3-3.5%, hay 4% theo dự báo của năm 2024, hoặc 3.5%-4% trong năm 2025. Chính phủ cũng món muốn duy trì mức lạm phát 3%-4% từ nay tới năm 2030.

“Đây là một cơ hội đầu tư rất khả quan, cả trong nước và quốc tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ, mới 24 năm, trong khi thế giới là 80-100 năm. Tiềm năng trong tương lai là rất lớn, bởi về vốn hoá và cổ phiếu so với GDP cuối năm ngoái là 60%, tính cả trái phiếu là 90%. Số lượng nhà đầu tư mới đạt 8 triệu (là nhóm đăng ký tài khoản), trong khi thế giới có nước lên tới 50% dân số, hay tại Trung Quốc là 25-30%. Tương tự, đầu tư vào các tổ chức như quỹ đầu tư, công ty chứng khoán còn ở mức thấp” – ông Lực cho hay.

Điểm thăng hoa của thị trường sẽ tới vào cuối 2024

Đây là nhận định của ông Nguyễn Đông Hải – Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc TCAM khi nói về bức tranh chung của thị trường chứng khoán.

Ông Hải cho biết, thị trường chứng khoán Việt còn non trẻ nhưng đã tăng trưởng rất nhanh. “Vì đó là xu thế. Khi đầu tư bất động sản hay vàng, bạn phải mất nhiều thời gian mà thanh khoản chưa chắc đã cao. Cổ phiếu thì chỉ mất 30s để giao dịch” – theo ông Hải.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực: Cơ hội đầu tư đang khả quan, nhà đầu tư nên nắm vững bí kíp “5 chữ Đ”

Ông Nguyễn Đông Hải – Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc TCAM chia sẻ tại talkshow

“Thứ 2, bất động sản hay vàng đều yêu cầu vốn lớn. Chứng khoán thì chỉ cần 500 ngàn đồng cũng đầu tư được, nên dễ tiếp cận đại chúng hơn”.

Nhận định về tình hình 6 tháng cuối năm, ông Hải cho rằng thị trường chứng khoán có chu kỳ rõ nét, là chu kỳ 4 năm.

“Cách đây không lâu, từ 2017, 2020, và 2023-2024, mỗi mốc tương ứng với chu kỳ 4 năm. Nó tương ứng với các sự kiện trên thế giới, như bầu cử Tổng thống Mỹ. Giữa 2016, VN-Index hơn 500 điểm, tạo đỉnh 1,200 điểm vào 2018, rồi lại giảm về 600 điểm vào 2020. Năm 2022 lên 1,500 điểm, cũng là đỉnh cao nhất. Từ đây lại có đợt giảm mạnh về tới gần 900 điểm vào cuối 2022. Hiện tại thì đang loanh quanh 1,250 điểm”.

Theo ông Hải, chu kỳ 4 năm đã xuất hiện, nhưng điểm thăng hoa chưa xảy ra. “Điểm này sẽ xảy ra vào cuối 2024, đầu 2025. Lý do vì chu kỳ hạ và giảm lãi suất toàn cầu đang bắt đầu. Ngân hàng trung ướng châu Âu đã bắt đầu giảm lãi suất từ tháng 6 – đây là phát súng đầu tiên.

Phát súng thứ 2, mạnh hơn sẽ vào cuối năm nay, có lẽ là từ NHTW Mỹ giảm lãi suất. Đây sẽ là sự dẫn dắt cho nguồn tiền giá rẻ trở lại thị trường chứng khoán. Với bức tranh vĩ mô sáng, đây sẽ là chân con sóng thăng hoa của thị trường chứng khoán”.

Bài học quan trọng nhất là “quản trị rủi ro”

Tại sự kiện, ông Hải và Tiến sĩ Cấn Văn Lực cũng chia sẻ thêm về chiến lược đầu tư bài bản dành cho các chứng sĩ.

Ông Hải nhận định, đầu tư tài chính rất dễ thực hiện, chỉ mất khoảng 30s đặt lệnh. Nhưng vì dễ, tăng trưởng cũng nhanh, nên phần lớn các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ gặp thiệt hại vì thiếu kinh nghiệm, trải nghiệm và kiến thức tham gia.

“Là đơn vị tư vấn, nhận uỷ thác, tôi cho rằng cần có một chiến lược đầu tư bài bản thì mới có lợi nhuận bền vững cho thị trường. Nếu tham gia với mindset làm giàu nhanh thì sẽ hơi khó, liên quan đến may rủi nhiều hơn. Với chiến lược bài bản, chắc chắn 100% sẽ có lời” – ông cho hay.

Sự “bài bản” được ông Hải chia thành 3 ý chính. Đầu tiên là "đãi cát tìm vàng", trong số hơn 1,000 lựa chọn ở HOSE, HNX và UPCoM. Thứ 2 là phải có phương pháp giải ngân, vì chọn cổ phiếu tốt nhưng vào đúng đỉnh thì… mệt mỏi. “Như kinh doanh bất động sản mà ra Nguyễn Huệ. Đất ở đó đẹp, tốt đấy, nhưng giá thì quá cao”.

Đặc biệt, ông Hải cho rằng điều quan trọng nhất trong đầu tư là quản trị rủi ro. “Hai yếu tố đầu, bất kỳ người trong ngành tài chính nào cũng học được vì các phương pháp định giá rất phổ biến. Nhưng quản trị rủi ro là quan trọng nhất, vì thị trường chứng khoán tính biến động khá cao. Làm sao để khi thị trường biến động, chúng ta không bị các rủi ro dẫn tới quyết định sai lầm? Đơn giản hơn là phải có niềm tin vào phương pháp, chiến lược đặt ra”.

Đồng tình, Tiến sĩ Cấn Văn Lực bổ sung về quy tắc “4 chữ Đ” trong đầu tư và chứng khoán nói riêng.

  • Chữ “Đ” đầu tiên là “Điều chỉnh” – thị trường sẽ luôn có điều chỉnh. Sau giai đoạn tăng nóng sẽ có điều chỉnh cho nguội lại, như con người sau 1 hôm quá no sẽ ăn ít đi vào hôm sau để cân bằng.
  • Chữ “Đ” thứ 2 là “đòn bẩy tài chính” vừa phải. Ví dụ, muốn đầu tư 2 đầu, cần nắm chắc 1 đầu, ít nhất với 50% vốn tự có.
  • Chữ “Đ” thứ 3 là hạn chế tâm lý “đám đông”. Nhà đầu tư cần có cách riêng, nhận định, phương án riêng.
  • Chữ “Đ” thứ 4 là “Đầu cơ”. Ông cho biết, chứng khoán không phải đầu cơ. “Chúng ta muốn mua đỉnh bán đáy? Thời ấy đã qua rồi. Giờ cần phải chuyên nghiệp, công khai, và minh bạch hơn. Đầu cơ là hết sức nguy hiểm”.

Bên cạnh đó, Tiến sĩ đề cập đến chữ “Đ” thứ 5, là “Đa dạng hoá”. “Đây là nguyên tắc quan trọng để phân tán rủi ro và kiểm soát. Không bỏ hết trứng vào một giỏ. Ví dụ, nhà đầu tư phân bổ tiền một ít vào chứng khoán, một phần vào bất động sản hoặc vàng, không sao cả”.

Với quy tắc “5Đ”, vị chuyên gia cho rằng đầu tư vào quỹ mở là lựa chọn đáng cân nhắc. “Hiện có khoảng gần 100 quỹ, nhưng khoảng top 20-30 quỹ làm ăn tốt, còn lại thì khó khăn vì họ làm giống phong trào hơn. Tuy nhiên về quy mô, thị trường quỹ rất nhỏ bé. Tổng tài sản các quỹ quản lý chỉ tương đương 700,000 tỷ nhận uỷ thác, rất nhỏ bé so với toàn thị trường.

Như Thái Lan, quy mô thị trường chứng khoán gấp 1.5 lần GDP cả nước (Việt Nam hiện chỉ chiếm 60%). Nhưng quy mô thị trường quản lý quỹ thì họ gấp 40 lần Việt Nam.

Số lượng nhà đầu tư tham gia đầu tư qua quỹ cũng rất thấp. 8 triệu nhà đầu tư, chỉ 250,000 người tham gia đầu tư qua quỹ. Như vậy, nhà đầu tư qua quỹ và nhà đầu tư chuyên nghiệp quá ít, chỉ chiếm khoảng 3%. Chúng tôi mong muốn số liệu cần phải tăng lên.

Trên thế giới, đa phần các nhà đầu tư đầu tư qua trung gian. Kinh nghiệm đầu tư qua các tổ chức trung gian, thì lợi nhuận cao hơn trong khi rủi ro ít hơn. Cần phải hiểu: Khi đầu tư toàn chỉ số, năm 2023 tăng khoảng 12.2%. 6 tháng đầu năm nay tăng 13%. Nhưng đầu tư thông qua các trung gian, tổ chức, hệ số sinh lời lên tới 15-20%, gấp rưỡi đầu tư toàn thị trường”.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực: Cơ hội đầu tư đang khả quan, nhà đầu tư nên nắm vững bí kíp “5 chữ Đ”

Ông Võ Trung Cương - Giám đốc Quản lý Quỹ TCAM

Trong khi đó, ông Võ Trung Cương, Giám đốc Quản lý Quỹ TCAM tin rằng dư địa hiện tại cho ngành quản lý quỹ cũng như quỹ mở còn rất nhiều. “Số lượng người tiếp cận các kênh đầu tư là 8%, và trong đó 250,000 tiếp cận quỹ, đây là những con số quá nhỏ. Nghĩa là dư địa phát triển rất lớn”.

Công ty Quản lý Quỹ Thành Công (TCAM) là đơn vị hoạt động trên hai lĩnh vực quản lý danh mục đầu tư và quản lý quỹ đầu tư, và là một thành viên của TCSC (Chứng khoán Thành Công). TCAM sở hữu lợi thế cạnh tranh nhờ thừa hưởng thế mạnh tài chính từ TCSC và hệ sinh thái Saigon3Group.

Sự kiện ra mắt quỹ mở TCGF là dấu ấn quan trọng trong chiến lược phát triển của TCAM và TCSC. TCGF là một sản phẩm quỹ mở của TCAM, với chiến lược đầu tư vào cổ phiếu của những doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng và những doanh nghiệp đầu ngành của nền kinh tế. Quỹ TCGF cung cấp lựa chọn để nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục, thỏa mãn các điều kiện: chỉ có nguồn vốn thấp nhưng mong muốn có lợi nhuận ổn định và an toàn, có tính thanh khoản cao, được quản lý bài bản bởi chuyên gia quản lý quỹ. Quá trình đầu tư được quản lý một cách minh bạch bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và tài khoản được giám sát bởi một trong số các ngân hàng lớn mà TCAM lựa chọn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1,228.10 -0.23 (-0.02%)
221.29 -0.47 (-0.21%)
91.70 +0.20 (+0.22%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả