24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Đinh Đào SimpleInvest Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Tiềm năng cổ phiếu ngành dệt may 3 tháng cuối năm

Ngành Dệt may Việt Nam được nhận định đã qua "đáy xấu nhất" và dự kiến đơn hàng sẽ dần phục hồi từ quý 4 tới đây. Các doanh nghiệp Dệt may được kỳ vọng sẽ ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận dương trở lại trong quý cuối cùng năm nay. Điều này thể hiện ở giá trị xuất khẩu các sản phẩm ngành Dệt may đã có sự cải thiện qua các tháng kể từ tháng 5/2023.

Bên cạnh đó, việc Tổng Thống Mỹ ghé Thăm Việt Nam kỳ vọng mang lại nhiều hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia, và ngành Dệt may là một trong những ngành có kỳ vọng hưởng lợi từ thông tin này.

Vậy, có nên tham gia đầu tư vào các cổ phiếu ngành Dệt may thời điểm này hay không? Cổ phiếu ngành dệt may nào còn điểm mua?...

Mời nhà đầu tư tham khảo bài viết dưới đây để có thêm góc nhìn tổng quan về ngành, từ đó đưa ra được các quyết định đầu tư hiệu quả và tối ưu nhất nhé!

I. NHÌN LẠI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023

- Tổng doanh thu và lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp Dệt may niêm yết trong nửa đầu năm 2023 lần lượt giảm 17.5% và 73.0% so với cùng kỳ. Chủ yếu chịu tác động từ tiêu thụ yếu trong lĩnh vực vải, hàng may mặc và Chi phí lãi vay tăng 42.5% so với cùng kỳ.

- Biên lợi nhuận gộp của toàn ngành giảm 4.3 điểm % do các nhà cung cấp xơ sợi phải giảm giá bán trong khi các nhà sản xuất vải và hàng may mặc vẫn đang chịu chi phí đầu vào cao.

Tiềm năng cổ phiếu ngành dệt may 3 tháng cuối năm

- Giá bán của hàng may mặc xuất khẩu duy trì ở mức thấp, thấp hơn khoảng 20% so với mức bình quân trong nửa đầu năm 2022, và chỉ cải thiện nhẹ đối với đơn hàng FOB. Do đó, biên lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất bị thu hẹp mặc dù chi phí nguyên liệu đầu vào đang dần cải thiện.

II. TRIỂN VỌNG NGÀNH DỆT MAY TRONG 3 THÁNG CUỐI NĂM

1. Kim ngạch xuất khẩu hồi phục

- Trong tháng 7/2023, kim ngạch xuất khẩu Dệt may của Việt Nam đạt 3.8 tỷ USD, giảm 9% so với tháng 7/2022. Mức giảm này thấp hơn đáng kể so với mức giảm 17% của 6 tháng đầu năm nay so với nửa đầu năm 2022.

- Kim ngạch xuất khẩu Dệt may trong tháng 7 vừa qua cũng đạt mức cao nhất theo tháng kể từ đầu năm đến nay. Điều này cho thấy đà suy giảm doanh thu của ngành Dệt may Việt Nam đang dần được thu hẹp.

Tiềm năng cổ phiếu ngành dệt may 3 tháng cuối năm

- Lũy kế 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu dệt may cả nước đạt 22.5 tỷ USD, giảm 15.9% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, chỉ có duy nhất thị trường Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng 3%, đạt 2.23 tỷ USD. Các thị trường Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc lần lượt giảm 24%, 10%, 10%, và 7.7% so với giai đoạn 7 tháng đầu năm 2022.

=> Như vậy, đáy xấu nhất của ngành Dệt may Việt Nam đã đi qua, kỳ vọng sự hồi phục trở lại của ngành này trong thời gian tới.

2. Cải thiện đơn hàng

- Các tín hiệu đang cho thấy dự báo tình hình Dệt may và Nguyên liệu của Việt Nam tiếp tục được phục hồi trong những tháng tới.

- Gần đây, đối tác từ châu Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á… đến tìm hiểu sản phẩm may mặc có xu hướng tăng nhanh so với các tháng trước đó. Do đó, kỳ vọng lượng xuất khẩu hàng Dệt may nửa cuối năm sẽ tăng so với giai đoạn đầu năm nay.

Tiềm năng cổ phiếu ngành dệt may 3 tháng cuối năm

=> Hầu hết các công ty đều đã ghi mức nền kết quả kinh doanh thấp trong Q4/2022. Do đó, kỳ vọng các doanh nghiệp sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận dương ngay từ Q4/2023.

3. Lợi nhuận phân hoá giữa các doanh nghiệp May và Sợi

- Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Sợi đã cải thiện dần từ trong nửa đầu năm 2023 khi giá nguyên liệu cotton đã giảm đáng kể so với vùng giá trong nửa đầu năm 2022 và nhu cầu từ thị trường Trung Quốc trở lại.

Tiềm năng cổ phiếu ngành dệt may 3 tháng cuối năm

- Cụ thể:

+ Trong quý 2/2023, STK đã ghi nhận doanh thu tăng 41.5% so với quý trước (đạt 407.3 tỷ đồng) và lợi nhuận ròng gấp 22 lần quý 1/2023 (đạt 37.5 tỷ đồng).

+ Tại Damsan, sản lượng xuất khẩu sợi và khăn của ADS (sang thị trường Trung Quốc và Nhật Bản) đã tăng 2.6 lần so với nửa cuối năm 2022, đạt khoảng 5.600 tấn. Theo ADS cho biết, lượng đơn hàng hiện tại đã đủ chạy hết công suất cho đến cuối quý 3/2023.

=> Nhu cầu cho các mặt hàng ngành dệt may có xu hướng tăng cao vào quý cuối năm để phục vụ cho các dịp Lễ, Tết. Hoạt động xuất khẩu các sản phẩm ở khâu thượng nguồn (xơ sợi) sẽ sôi động hơn kể từ quý 3/2023.

III. HƯỞNG LỢI NGẮN HẠN TỪ VIỆC TỔNG THỐNG MỸ SANG THĂM VIỆT NAM

- Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của ngành Dệt may trong nước

Tiềm năng cổ phiếu ngành dệt may 3 tháng cuối năm

- Theo Tổng cục Hải quan 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng Dệt may đạt 6.96 tỉ USD, chiếm 44.2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả ngành. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may sang Mỹ đã giảm 25.4%.

- Nguyên nhân là nhu cầu suy giảm về vấn đề thắt chặt chi tiêu của người dân bởi lạm phát. Nhưng vấn đề này đã không còn lo lắng bởi lạm phát Mỹ đã liên tục giảm mạnh, FED sẽ dần chuyển chính sách từ thắt chặt sang nới lỏng tiền tệ.

=> Ngành dệt may kỳ vọng sẽ được hưởng lợi từ việc Tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam, điều này mang lại nhiều hợp tác làm ăn giữa hai nước.

=> Một số cổ phiếu tâm điểm của ngành là: MSH, TNG, STK, VGT

IV. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGẮN HẠN 1 SỐ CỔ PHIẾU NGÀNH DỆT MAY

1. Cổ phiếu TNG

Tiềm năng cổ phiếu ngành dệt may 3 tháng cuối năm

- Cổ phiếu TNG đang có dòng tiền tham gia vào rất mạnh mẽ, áp đảo lực bán (cọng dây màu xanh hướng lên mạnh thể hiện lực mua vào chủ động lớn, cột cung cầu màu xanh thể hiện chênh lệch giữa lực mua và lực bán)

- Dòng tiền tốt đã giúp cổ phiếu tiến về vùng kháng cự đỉnh cũ và đang bắt đầu xuất hiện lực bán chốt lãi (thể hiện qua cọng dây màu đỏ hướng lên)

- Nhà đầu tư đang cầm hàng có thể tiếp tục nắm giữ thêm. Nhà đầu tư có nhu cầu mua mới thì liên hệ trực tiếp với SimpleInvest để được tư vấn chi tiết về điểm mua an toàn và tối ưu nhất nhé!

2. Cổ phiếu MSH

Tiềm năng cổ phiếu ngành dệt may 3 tháng cuối năm

- MSH có dòng tiền tham gia vào rất mạnh mẽ, áp đảo lực bán (cọng dây màu xanh hướng lên mạnh thể hiện lực mua vào chủ động lớn, cột cung cầu màu xanh thể hiện chênh lệch giữa lực mua và lực bán)

- Trạng thái cổ phiếu đang tích lũy xây nền mới quanh vùng giá 43. Tuy nhiên, kháng cự gần nhất của MSH là vùng giá 46, nên áp lực chốt lãi cũng bắt đầu xuất hiện (cọng dây màu đỏ đang hướng lên cho thấy bắt đầu có sự xuất hiện của lực bán)

- Nhà đầu tư đang cầm hàng có thể tiếp tục nắm giữ thêm chờ chốt lãi. Nhà đầu tư có nhu cầu mua mới thì liên hệ trực tiếp với SimpleInvest để được tư vấn chi tiết về điểm mua an toàn và tối ưu nhất nhé!

=> Trên đây là chia sẻ của SimpleInvest về tình hình ngành Dệt May đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất. Thời gian sắp tới sẽ bước qua giai đoạn hồi phục trở lại. Ngoài ra, trong ngắn hạn, Dệt May còn có kỳ vọng được hưởng lợi từ việc Tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam, kỳ vọng ký kết nhiều hợp tác kinh tế giữa 2 quốc gia.

=> Vị thế Mua/Bán tối ưu cần kết hợp đánh giá Dòng tiền vào cổ phiếu và Thị trường chung ủng hộ để thời điểm mua được chính xác và an toàn nhất, tiết kiệm thời gian cầm hàng nhất.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
24.30 -0.20 (-0.82%)
52.90 +1.10 (+2.12%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả