Thương mại điện tử sẽ là ngành xuất khẩu lớn thứ 5 tại Việt Nam
Các nhà bán lẻ Việt Nam đã bán hơn 17 triệu sản phẩm trên Amazon trong một năm (tính tới 31/8/2023), với giá trị tăng một nửa so với cùng kỳ 2022. Số nhà bán hàng Việt trên sàn này cũng tăng 40%.
Theo dự báo của Amazon Global Selling, thương mại điện tử có thể trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam trong 5 năm tới, với giá trị xuất khẩu dự kiến lên đến 296,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2027.
"Thương mại điện tử đang góp phần khắc phục các rào cản trong hoạt động thương mại quốc tế, giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc mở rộng thị trường kinh doanh, qua đó tạo động lực cho sự phát triển của hoạt động xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung", bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam (iDEA), Bộ Công thương nhận định.
Không riêng thị trường Việt Nam, tiêu dùng toàn cầu đang tiếp tục chứng kiến sự dịch chuyển từ offline sang online với doanh thu thương mại điện tử tăng trưởng qua từng năm, mở ra cơ hội tiếp cận khách hàng cho các doanh nghiệp.
Theo Amazon, dự kiến quy mô của thị trường bán lẻ online trong năm 2024 là hơn 31,3 tỷ USD, chiếm khoảng gần 13% bán lẻ toàn cầu. Trong 5 năm tới, con số này sẽ tăng lên tới hơn 40,5 tỷ USD, tương đương với mức 15% tiêu dùng toàn cầu.
Các nhà bán lẻ Việt Nam đã bán hơn 17 triệu sản phẩm trên Amazon trong một năm (tính tới 31/8/2023), với giá trị tăng một nửa so với cùng kỳ 2022. Số nhà bán hàng Việt trên sàn này cũng tăng 40%.
Hiện 5 ngành hàng xuất khẩu tốt nhất qua kênh thương mại điện tử, gồm: nhà cửa (nội thất), nhà bếp, sức khỏe - chăm sóc cá nhân, may mặc và làm đẹp. Phía Amazon đánh giá danh mục này phản ánh kinh nghiệm sản xuất lâu năm và các mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam như nội thất, trang trí nhà cửa, may mặc.
Đặc biệt, với sự thăng hạng và mới nổi của các ngành hàng đang trên đà tăng tốc trong các năm gần đây như sức khỏe - chăm sóc cá nhân và ngành làm đẹp, bức tranh xuất khẩu trực tuyến của Việt Nam ngày càng mở rộng, mang đến nhiều hơn lựa chọn danh mục sản phẩm cho khách hàng toàn cầu.
Điển hình là Abera, thương hiệu làm đẹp "Made in Vietnam" đã phát triển các sản phẩm có công dụng đặc trị, khai thác, ứng dụng các nguyên liệu nguồn gốc tự nhiên.
Abera đặt khách hàng làm trọng tâm khi nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đồng thời đầu tư xây dựng thương hiệu bài bản từ bước đầu giúp tăng nhận diện thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng.
Nhờ đó, chỉ chưa đầy một năm kinh doanh trên Amazon, Abera đã đạt mốc doanh thu triệu USD, tỷ lệ chuyển đổi tăng gấp 5-6 lần.
"Thương mại điện tử là một trong các xu hướng lớn tiếp theo dành cho các doanh nghiệp muốn phát triển toàn cầu", ông Gijae Seong - Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam nhận định.
Theo ông, câu hỏi đặt ra là liệu các doanh nghiệp có thể tận dụng xu hướng này nhanh chóng, nắm bắt nhu cầu tiêu dùng toàn cầu và xây dựng kế hoạch tăng trưởng dài hạn hay không.
Ông Trung Bùi - nhà sáng lập TIDITA, thương hiệu đồ gỗ nhà bếp và trang trí nhà cửa từ tỉnh Bình Dương cho biết: "Công thức thành công của TIDITA gói gọn trong ba yếu tố: đầu tư vào khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tư duy kinh doanh bền vững".
TIDITA đã sớm xây dựng thương hiệu trên kênh thương mại điện tử xuyên biên giới và chọn đồng hành cùng Amazon để đưa sản phẩm Việt Nam ra toàn cầu.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường