Thu hồi tài sản 'khủng' trong án tham nhũng và kinh tế
Theo Bộ Tư pháp, công tác Thi hành án dân sự (THADS), theo dõi Thi hành án hành chính (THAHC) thời gian qua tiếp tục đạt nhiều kết quả, trong đó, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt hơn 22.000 tỷ đồng.
22 nghìn tỷ đồng
Sáng 7/10, Bộ Tư pháp tổ chức họp báo thường kỳ quý IV (2024) để cung cấp thông tin hoạt động toàn ngành trong 9 tháng qua.
Tại buổi họp, Bộ Tư pháp cho biết, công tác Thi hành án dân sự (THADS), theo dõi Thi hành án hành chính (THAHC) thời gian qua tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, trong đó, kết quả THADS về việc và về tiền cao nhất từ trước đến nay.
Cụ thể, qua bước đầu thống kê từ kết quả thi hành án của các địa phương cho thấy, đã thi hành xong hơn 621.568 việc, tăng 45.901 việc (tăng 7,97% so với cùng kỳ năm 2023), cao hơn 0,61% so với chỉ tiêu của Tổng cục thi hành án giao.
Bà Nguyễn Thị Minh Phương (Phó Cục trưởng Cục Quản lý và xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp) tại buổi họp báo
Về tiền, các đơn vị thi hành án đã thi hành xong hơn 117.349 tỷ đồng, tăng hơn 27.843 tỷ đồng (tăng 31,11% so với cùng kỳ năm 2023).
Riêng kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là 9.211 việc với hơn 22.000 tỷ đồng.
“Một trong những yêu cầu khi quy định về hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính, còn phải bảo đảm tính giáo dục, răn đe và tính hợp lý khả thi khi triển khai thực hiện”.
Lãnh đạo Cục Quản lý và xử lý vi phạm hành chính nói về xử lý vi phạm nồng độ cồn
Về kết quả thi hành án hành chính (tính trong 12 tháng), Bộ Tư pháp cho biết , tổng số bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính có nội dung phải thi hành là 1.973 bản án, tăng 599 bản án so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 73.7%). Số bản án mà Tòa án đã ra quyết định buộc THAHC là 652 bản án.
Theo đó, các cơ quan hành chính nhà nước đã thi hành xong 896/1.973 bản án, quyết định (tăng 314 bản án, quyết định so với cùng kỳ năm 2023); số bản án bị hủy, hoãn, tạm đình chỉ thi hành: 11 bản án; số bản án đang tiếp tục thi hành là 1.066 bản án, chủ yếu các bản án mới phát sinh.
Quan điểm về bỏ đề xuất giảm phạt vi phạm nồng độ cồn ở mức tối thiểu
Cũng tại buổi họp báo, phóng viên hỏi quan điểm của Bộ Tư pháp khi tham gia thẩm định dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, nội dung đang được thẩm định là Bộ Công an rút đề xuất giảm mức phạt tiền so với Nghị định số 100/2019 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021) đối với vi phạm về nồng độ cồn ở mức tối thiểu?
Trả lời câu hỏi của phóng viên, bà Nguyễn Thị Minh Phương (Phó Cục trưởng Cục Quản lý và xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp) cho biết, cơ quan này đã họp thẩm định.
Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là “điều khiển xe tham gia giao thông mà trong cơ thể có nồng độ cồn”.
Ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự thông tin tại buổi họp báo
Theo bà Phương, Luật Phòng chống tác hại của rượu bia cũng có quy định nghiêm cấm người điều khiển phương tiện có hành vi nêu trên. Cho nên, quan điểm của Cục Quản lý và xử lý vi phạm hành chính, là việc quy định hình thức xử phạt và mức phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ xâm hại trật tự quản lý hành chính Nhà nước của hành vi đó.
“Một trong những yêu cầu khi quy định về hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính, còn phải bảo đảm tính giáo dục, răn đe và tính hợp lý khả thi khi triển khai thực hiện”, lãnh đạo Cục Quản lý và xử lý vi phạm hành chính nói.
Trước đó, trong lần dự thứ 3 được công bố, Bộ Công an rút đề xuất hạ thấp mức phạt tiền so với Nghị định số 100/2019 (đã được sửa đổi, bổ sung tại nghị định 123/2021) đối với hành vi vi phạm về nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở- mức vi phạm tối thiểu về nồng độ cồn.
Cụ thể dự thảo nghị định đã không còn mức đề xuất phạt tiền chỉ từ 800-1.000.000 đồng đối với người lái ô tô và các loại xe tương tự ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Như vậy, với đề xuất của dự thảo lần này, mức phạt vẫn áp dụng tương tự với quy định tại nghị định 100 (sửa đổi, bổ sung tại nghị định 123) hiện hành.
Ngoài ra, với mức vi phạm khi lái xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu, hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở trong dự thảo mới cũng giữ nguyên mức phạt như hiện hành 16 - 18 triệu đồng…
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận