Thiếu tàu chở nhiên liệu- Nút thắt của khủng hoảng năng lượng
Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã làm gia tăng đột biến nhu cầu đối với những con tàu chở dầu, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Tình trạng cung vượt cầu trên thị trường vận tải, đang dần trở thành một mối đe dọa mới đối với chuỗi cung ứng năng lượng thế giới.
Tàu vận tải LNG cung không đủ cầu
Nhu cầu đối với các phương tiện đã tăng lên đáng kể sau khi Liên minh châu Âu (EU) áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga do cuộc xung đột tại Ukraine. Để đảm bảo có đủ năng lượng cho mùa đông, các nước châu Âu đang tìm tới nguồn cung LNG từ Mỹ, Qatar để thay thế nguồn cung từ Nga. Công ty Nghiên cứu thị trường Kpler cho biết, trong sáu tháng đầu năm, nhập khẩu LNG của EU đã tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài EU, cơn khát năng lượng cũng lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc. Theo South China Morning Post, hai nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới, bao gồm Korea Gas (Hàn Quốc) và Jera (Nhật Bản) gần đây đã ra thông báo đấu thầu để mua lượng lớn LNG tại thị trường giao ngay nhằm dự trữ cho mùa đông và bảo đảm an ninh năng lượng đến năm 2024.
Nhu cầu nhập khẩu tăng cao đã khiến hoạt động vận chuyển khí LNG bùng nổ, chủ yếu là các chuyến đi từ Mỹ tới châu Âu. Tuy nhiên, các dữ liệu cho thấy, số chuyến tàu đường dài đến và đi từ khu vực châu Á cũng cao hơn đáng kể so với hồi đầu năm.
Theo trích dẫn các báo cáo vận tải hàng hải cho thấy, nhu cầu thuê tàu vận chuyển nhiên liệu đang ở mức rất cao, dẫn tới tình trạng thiếu hụt phương tiện. Được biết, hiện chỉ còn một tàu chở LNG sẵn sàng cho thuê với hải trình tại khu vực châu Á trong vòng hai tháng tới. Còn các tàu chuyên hoạt động trên tuyến Đại Tây Dương đã kín lịch.
Giá thuê tàu vận tải LNG tăng chóng mặt
Được biết mức giá cho các loại tàu vận tải này đã tăng hơn 60% trong tháng qua, lên mức thường chỉ đạt được vào tháng 11 – khi nhu cầu khí đốt tăng mạnh trong mùa đông. Từ 100.000-170.000 đôla/ngày.
Mặc dù giá cả đắt đỏ, các thương nhân vẫn sẵn sàng trả giá cao để thuê tàu, bởi sự hấp dẫn từ lợi nhuận.
Giá cước tàu chở dầu tăng phi mã
Tình hình tương tự cũng diễn ra với các tàu chở dầu thô. Các tàu chở dầu thô cỡ lớn (VLCC – loại chở được 2 triệu thùng dầu) trên thị trường giao ngay, có mức giá thuê khoảng 54.700 đô la/ngày, tăng 123% so với hồi tháng trước. Giá thuê tàu chở dầu thô VLCC vẫn đang có xu hướng tăng ổn định, và thậm chí có thể lên tới 100.000 đô la/ngày trong mùa đông năm nay.
Các tàu vận tải LR2 với tổng trọng tải 115.000 tấn, mức giá thuê hôm 13-9 là 64.400 đô la/ngày. Đối với các tàu loại LR1 (với tổng trọng tải 75.000 tấn) và MR (với tổng trọng tải 50.000 tấn), mức giá thuê lần lượt là 56.500 đô la/ngày và 54.200 đô la/ngày.
Nút thắt mới trong cuộc khủng hoảng nhiên liệu
Trong khi các công ty vận tải tiếp tục hưởng lợi lớn, tình trạng thiếu hụt tàu chở nhiên liệu đang trở thành nút thắt mới trong cuộc khủng hoảng năng lượng.
Giá tàu chở nhiên liệu cao hơn và tỷ lệ thuê tàu tăng làm ảnh hưởng đến chuỗi giá trị trong ngành năng lượng. Điều này đã khiến giá năng lượng toàn cầu vốn ở mức cao tiếp tục tăng thêm.
Để tránh sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong tương lai, các nhà giao dịch đang tìm mọi cách mua tàu. Được biết khách hàng đã thanh toán 24,1 tỉ đô la cho các đơn đặt hàng tàu chở LNG mới trong năm nay, bao gồm 8 tàu trong tháng 8. Con số này đã vượt qua mức kỷ lục của cả năm ngoái là 15,6 tỉ đô la.
Hiện tại, có 257 tàu đang được đặt hàng trên toàn cầu. Một trong số các khách hàng mua nhiều tàu chở LNG nhất là Qatar – một trong số các nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới.
Những thách thức trong việc gia tăng số lượng tàu vận tải
Việc bổ sung các tàu vận tải năng lượng mới lại là chuyện không hề đơn giản.
- Đối với tàu chở LNG, thách thức lớn nhất nằm ở vấn đề công suất của ngành công nghiệp đóng tàu.do lượng đơn đặt hàng tăng vọt, ngành đóng tàu Hàn Quốc – quốc gia đóng tàu LNG lớn nhất thế giới – đã hoạt động hết công suất và sẽ không thể nhận đơn đặt hàng mới sớm nhất cho đến năm 2027
- Nhu cầu bùng nổ đối với các tàu chở dầu cũng đẩy giá tàu mới lên cao. Theo Rystad, giá thép tăng và công suất đóng tàu không đủ cũng gây ra tình trạng lạm phát giá tàu chở dầu. Giá đóng tàu mới hiện đã lên tới 240 triệu đô la/chiếc so với mức 190 triệu đô la hồi năm ngoái.
- Ở chiều ngược lại, vấn đề đối với các tàu chở dầu thô lại là số lượng đơn đặt hàng đang giảm mạnh do các nỗ lực giảm carbon trong nền kinh tế cũng như việc chi phí nhân công, vật liệu, bến bãi đồng loạt tăng cao...
Đây là những diễn biến đáng báo động, những thách thức lớn mà cuộ khủng hoảng năng lượng mang lại. Đòi hỏi phải có thời gian để xử lý và khác phục, Dự báo cuộc khủng hoảng năng lượng giia đoạn này sẽ mang đến nhiều bài toán khó cho ngành năng lượng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận