Thế giới di động đã qua thời tăng trưởng nóng
Sau gần chục năm tăng trưởng ấn tượng ở mức trên 50%/năm cả về doanh thu và lợi nhuận, thời gian gần đây, tốc độ tăng trưởng của Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã MWG) đã sụt giảm rất mạnh.
1. Về hoạt động tài chính
Kể từ khi tham gia hoạt động tài chính (năm 2018) đến nay, lợi nhuận tài chính của MWG đã gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, kể từ 9 tháng đầu năm 2022, đã có dấu hiệu suy giảm mạnh
Cụ thể, lợi nhuận tài chính năm 2018 ghi nhận âm 94,52 tỷ đồng; năm 2019 ghi nhận dương 61,4 tỷ đồng, chiếm 1,2% tổng lợi nhuận trước thuế; năm 2020 ghi nhận 200,1 tỷ đồng, chiếm 3,7% tổng lợi nhuận trước thuế; năm 2021 ghi nhận kỷ lục 573,26 tỷ đồng, chiếm 8,9% tổng lợi nhuận trước thuế; 9 tháng đầu năm nay giảm 393 tỷ đồng so với cùng kỳ, về 0,3 tỷ đồng, chiếm 0,01% tổng lợi nhuận trước thuế.
Điểm đáng lưu ý, mặc dù trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng dư nợ vay đã giảm 7,4% so với đầu năm, tương ứng giảm 1.822,6 tỷ đồng, về 22.824,9 tỷ đồng và chiếm 37,2% tổng nguồn, nhưng chi phí tài chính lại bất ngờ tăng 106% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 514,6 tỷ đồng, lên 1.001,1 tỷ đồng.
Chi phí vay bất ngờ tăng mạnh, dẫn tới lợi nhuận tài chính giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm 2022.
Thực tế, lãi suất trong nước chịu áp lực tăng giá theo xu hướng toàn cầu và điều này sẽ chưa sớm kết thúc khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chưa ngừng tăng lãi suất. Chính vì vậy, việc tiếp tục duy trì khối nợ lên tới 22.824,9 tỷ đồng sẽ làm gánh nặng chi phí tài chính tăng lên đáng kể trong giai đoạn sắp tới đối với Thế giới Di động.
2. Đã qua đỉnh lợi nhuận
Dự báo lạm phát sẽ làm tăng chi phí cho Thế giới Di động, đồng thời làm giảm sức mua của người tiêu dùng. Do đó, Thế giới Di động khó có thể chuyển phần chi phí tăng thêm vào giá bán cho khách hàng. Trong đó, ước tính lạm phát sẽ tiếp tục kéo dài trong vài quý tới, nên sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng doanh thu của các cửa hàng Điện máy Xanh, Thế giới Di động và Topzone.
Được biết, nhắc tới Thế giới Di động, nhà đầu tư đều ấn tượng với việc duy trì tốc độ tăng trưởng nóng trong nhiều năm. Trong đó, giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2019, Công ty duy trì mức doanh thu tăng bình quân 50,8%/năm và lợi nhuận sau thuế tăng bình quân 55,3%/năm.
Tuy nhiên, từ năm 2020 đến năm 2021, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân chỉ đạt 9,8%, lợi nhuận đạt 13,6% và đặc biệt, trong 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu tăng 18,4% (đạt 102.816 tỷ đồng), lợi nhuận tăng 4,3% (đạt 3.482,7 tỷ đồng).
Có thể thấy, sau giai đoạn tăng nóng kéo dài tới năm 2019, Thế giới Di động đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm lại. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu do chuỗi Thế giới Di động có dấu hiệu bão hòa, chuỗi Bách hóa Xanh mặc dù được đầu tư và kỳ vọng là động lực tăng trưởng mới, nhưng liên tục gặp khó và có dấu hiệu đóng cửa hàng loạt cửa hàng trong 9 tháng đầu năm 2022
3. Nhận định cá nhân
MWG vừa trải qua cuộc họp, thông báo kết quả kinh doanh đã hoàn thành được 90%. Tức tháng 11 và 12 rất kém, lợi nhuận tầm 1000 tỷ quý 4. Trong khi kỳ vọng phải tầm ít cũng 1500 vì cao điểm, chi phí thay đổi BHX book hết quý 3 rồi. Và chưa nhìn thấy tương lai.
Về phân tích kỹ thuật thì thủng đáy vùng 35-37 là rất xấu, sàn nay là đã xấu rồi. Cổ phiếu mới giảm gần 50% nên còn có thể bị chiết khấu như các cổ phiếu khác từ đỉnh.
Quay trở về vấn đề tìm lại điểm cân bằng của doanh nghiệp, vì ở thời điểm này, doanh nghiệp làm ăn tốt đến mấy cũng không thể nào tránh được những tác động tiêu cực của lãi suất ngân hàng nhà nước. Giảm được đi những chi phí vay sẽ có thể cải thiện được hoạt động doanh nghiệp trong thời gian tới!
Chúc các anh chị có một ngày giao dịch hiệu quả!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận