Thấy gì từ việc VN-Index tuột đỉnh?
VN-Index trở lại mốc 1.300 điểm sau nhiều năm. Tuy nhiên, lo ngại về sự bứt phá chưa dứt khoát của thị trường đã khiến không ít nhà đầu tư chốt lời tại vùng này kéo theo lo ngại về rủi ro thị trường trong ngắn hạn.
Thị trường vừa trải qua tuần giao dịch vn-index.tpo'%20title='vn-index'>vn-index.tpo'%20title='vn-index'>vn-index.tpo'%20title='vn-index'>vn-index-dot-ngot-giam-manh-post1646232.tpo">nhiều biến động, VN-Index trở lại vùng đỉnh cũ 1.300 điểm nhưng lập tức chịu áp lực điều chỉnh mạnh trong phiên cuối tuần. Kết tuần, chỉ số chính giảm giảm 0,6% so với tuần trước, về mức 1.279 điểm.
Nhà đầu tư nước ngoài tăng quy mô bán ròng với giá trị 5.525 tỷ đồng trên sàn HoSE, tập trung ở các cổ phiếu đầu ngành như FPT (1.797 tỷ đồng), VHM (716 tỷ đồng), HPG (459 tỷ đồng), VNM (420 tỷ đồng), VRE (382 tỷ đồng).
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tiếp tục nối dài, tăng quy mô trong những phiên gần đây.
Tuần qua, nhiều nhóm cổ phiếu giảm giá mạnh hơn so thị trường chung, nổi bật như dầu khí BSR (giảm 3,8%), PVC (giảm 3,7%), PLX (giảm 2,41%), PVD (giảm 1,58%); bảo hiểm có BVH (giảm 4,09%), BMI (giảm 3,43%), MIG (giảm 2,55%).
Nhóm cổ phiếu bất động sản cũng giao dịch không mấy tích cực với HDG (giảm 4,84%), NVL (giảm 4,07%)…Cổ phiếu du lịch có sự phân hóa khi HVN vẫn tăng 5,52%, ngược lại VJC giảm 3,85%, SKG giảm 2,36%...
Cổ phiếu chứng khoán đón thông tin tích cực về việc Ủy ban chứng khoán Nhà nước họp với một số công ty chứng khoán về vấn đề nâng hạng thị trường. Đáng chú ý, nhiều cổ phiếu xi măng tăng trần trong phiên cuối tuần với thông tin hội nghị tháo gỡ khó khăn thúc đẩy tiêu thụ xi măng theo chỉ đạo của Chính Phủ, HT1 (tăng7,14%), BCC (tăng 10,98%), BTS (tăng 11,11%), HOM (tăng 9,76%)...
Chuyên gia của Chứng khoán Tiên Phong (TPS) nhận định, áp lực bán mạnh phiên cuối tuần đã xóa nhòa nỗ lực tăng điểm 2 tuần qua của VN-Index. Điều đáng lo ngại hơn là ở phiên giảm điểm này, lực bán dồn dập vào phiên ATC và thanh khoản cuối phiên tăng cao.
Tuần tới, nếu thị trường giảm mạnh tiếp, thách thức lớn hơn sẽ xuất hiện từ áp lực bán của nhóm nhà đầu tư chưa kịp phản ứng và hiệu ứng call margin (bán giải chấp) có thể kích hoạt. Nhà đầu tư được khuyến nghị quan sát chờ lực bán suy yếu thì mới mua cổ phiếu. Xét trong trung và dài hạn, nhịp giảm này có thể mở ra vùng mua tốt.
Với việc thị trường sụt giảm mạnh sau ít phiên giằng co tại vùng đỉnh 1.300 điểm, nhóm phân tích của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo, VN-Index sẽ có nhịp hồi phục kỹ thuật khi bước vào tuần giao dịch mới, kiểm tra lại nguồn cung tại vùng 1.285 - 1.293 điểm. Tín hiệu suy yếu hiện tại đang cho thấy động thái vượt đỉnh cũ 1.293 điểm không thành và có thể gây rủi ro cho thị trường trong ngắn hạn.
VDSC khuyến nghị nhà đầu tư thận trọng, tránh rơi vào trạng thái quá mua, đồng thời có thể cân nhắc nhịp hồi phục của thị trường để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.
Nhóm phân tích của Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, sau chuỗi tăng và phân hóa, chớm vượt mốc kháng cự tâm lý 1.300 điểm, việc VN-Index giảm mạnh kèm thanh khoản tăng trong phiên cuối tuần cho thấy áp lực phân phối giá thấp đã trở nên rõ ràng hơn. Tín hiệu này có ý nghĩa khá tiêu cực với xu hướng ngắn hạn của chỉ số. Nhiều khả năng, VN-Index sẽ cho phản ứng hồi phục trở lại tại vùng hỗ trợ gần quanh 1.270, rủi ro chỉ số có thể sớm đảo chiều sau đó.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận