So sánh CEO và PDR, cổ phiếu nào tốt hơn?
Ngành BĐS nói chung và 2 cổ phiếu CEO và PDR nói riêng đang có vận động khỏe hơn thị trường khi tạo được mẫu hình 2-3 đáy trước thị trường. Ngoài ra nhóm ngành bđs đang được ủng hộ về vĩ mô khi Chính Phủ đang họp bàn thay đổi luật đất đai nên kỳ vọng nhóm BĐS kỳ vọng sẽ đc hỗ trợ trong thời gian tới. Thêm vào đó quý 4 thường là quý các doanh nghiệp BĐS bàn giao dự án và book lợi nhuận nên nhóm này dễ có sóng trong thời gian tới.
Vậy giữa 2 cổ phiếu CEO và PDR thì cổ phiếu nào có tài chính ổn đỉnh và tình hình kinh doanh tốt hơn, NĐT nên chọn cổ phiếu nào sẽ được phân tích trong bài viết này.
1. Cơ cấu tài sản
1.1 Cơ cấu tài sản của PDR
Một điểm đáng chú ý trong tài sản của PDR đó là 73% tài sản ngắn hạn của PDR tương đương 12.157 tỷ là hàng tồn kho điều này đồng nghĩa với việc PDR đang bị chôn khá nhiều tiền ở các chi phí xây dựng dở dang của các dự án đang triển khai
Ngoài ra theo thống kê thì PDR là doanh nghiệp mà có tỷ trọng hàng tồn kho/tổng tài sản lớn nhất trong các doanh nghiệp BĐS lớn trên sàn.
Vì tồn kho của PDR chủ yếu ở các sản phẩm dở dang, đang trong giai đoạn triển khai nên PDR muốn bàn giao dự án lấy tiền cũng khó vì các dự án chưa hoàn thiện. Nếu thị trường BĐS vẫn khó khăn PDR dễ gặp rủi ro về dòng tiền khi không thể bàn giao dự án. Và khi dự án ko bàn giao đc trong khi doanh nghiệp vẫn phải chịu các khoản lãi vay, dẫn đến bào mòn lợi nhuận doanh nghiệp
1.2 Cơ cấu tài sản của CEO
Tỷ trọng hàng tồn kho trên tài sản ngắn hạn của CEO chỉ chiếm 26% còn lại gần 50% là tiền và các khoản tương đương tiền do doanh nghiệp mới tăng vốn thành công. Nên CEO sẽ không gặp áp lực quá lớn về hàng tồn kho và dòng tiền như PDR. Nếu thị trường BĐS tiếp tục khó khăn thì chắc chắn CEO sẽ trụ vững hơn là PDR
2. Doanh thu và lợi nhuận
2.1 Doanh thu và lợi nhuận của PDR qua các quý
Nhìn vào tổng hợp doanh thu và lợi nhuận của PDR từ cuối năm 2021 đến hiện tại thì có thể thấy từ quý 3/2022 DN gặp vấn đề ở việc ko bán đc hàng nên doanh thu rất thấp chỉ vỏn vẹn vài tỷ. Và tình trạng này kéo dài trong 4 quý liên tiếp
Thậm chí là quý 3/2022 và quý 2/2023 doanh nghiệp ko có doanh thu nhưng lợi nhuận vẫn tăng trưởng đột biến là vì doanh nghiệp đã book lợi nhuận từ hoạt động tài chính, từ cty liên kết hay thoái vốn và bán tài sản.
===> Năng lực bán hàng của PDR chưa thật sự tốt nên khi BĐS xảy ra khủng hoảng thì doanh nghiệp gần như là bị đứt gãy dòng tiền từ HĐKD chính và không có doanh thu từ hoạt động kinh odnah cốt lõi
2.2 Doanh thu và lợi nhuận của CEO qua các quý
Doanh thu của CEO từ giữa 2022 đến hiện tại mặc dù không tăng trưởng nhưng vẫn duy trì ổn định, chứng tỏ năng lực bán hàng của CEO tương đối tốt khi doanh nghiệp vẫn bàn giao được dự án trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng, thậm chí Q4/2022 còn có sự đột biến
3. Tỷ lệ Nợ/ VCSH
Tỷ lệ nợ/ VCSH của CEO ở các quý trước chỉ quanh 1 và lớn hơn 1, và đến quý 3/2023 khi doanh nghiệp tăng vốn thành công thì tỷ lệ nợ/ VCSH chỉ là 0.5. Tức là doanh nghiệp có 1 đồng thì DN chỉ vay 0.5 đồng đảm bảo ở tỷ lệ an toàn và DN không bị áp lực chi phí lãi vay lớn
Phân tích cụ thể về an toàn tài chính, điểm mua và định giá cổ phiếu CEO và PDR mời NĐT theo dõi trong video dưới đây
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận