menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Loan Nguyen Stock Pro

PVD khỏe hơn PVS vì đâu?

Nhìn chung mặc dù cơ cấu tài sản sản có sự phân bổ ở tsnh và tsdh khác nhau nhưng cả PVSPVD đều có tài chính vững mạnh, là bước đệm để 2 công ty có thể tập trung phát triển trong tương lai.

1. Nội tại của PVS và PVD

- PVS

PVS tài sản đa phần nằm ở TSNH, đặc biệt là ở tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. PVS có 10k tỷ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, chiểm 38%TTS. Lúc nào PVS cũng có lượng tiền mặt rất dồi dào, nền tảng tài chính rất vững mạnh, với khoản tiền mặt lớn như vậy chỉ gửi ngân hàng k thì doanh nghiệp cũng có khoản lãi tiền gửi khả quan.

Các khoản phải thu ngắn hạn trên 4.160 tỷ chiếm 16% tổng tài sản. Tỷ lệ khoản phải thu vừa phải, chủ yếu là phải thu KH. Ac và cb thấy là phải thu KH chia thành nhiều khoản nhỏ của các KH khác nhau giúp tránh rủi ro phải thu số tiền lớn tập trung tại 1 vài KH

TSDH của PVS có 2 khoản mục chiếm tỷ trọng lớn là TSCĐ và Đầu tư vào công ty liên doanh liên kết. TSCĐ của PVS chủ yếu là máy móc thiết bị và phương tiện vận tải, truyển dẫn để hỗ trợ quá trình thiết kế, thi công

Tổng dư nợ vay tại cuối năm 2023 là 1.740 tỷ đồng, tăng 27% sau một năm. Tuy nhiên tỷ lệ nợ vay chỉ có 6% TNV, k đáng bao nhiêu so với 10k tỷ tiền đang có trong tài khoản.

- PVD

Trong khi tài sản của PVS đa phần là ngắn hạn thì PVD lại có 67,8% là TSDH và TSCĐ chiếm 60% TTS. Với đặc thù là DN cũng cấp dịch vụ khoan thì PVD đầu tư vào TSCĐ cụ thể là các giàn khoan. Đây là những tài sản có giá trị lớn, hoạt động nhiều năm và tạo ra doanh thu cho DN

Tiền mặt của PVD khoảng 3500 tỷ, k nhiều như PVS nhưng số tiền này cũng đủ duy trì hoạt động thường ngày của DN và vẫn có 1200 tỷ gửi ngân hàng

Các khoản phải thu 2300 tỷ cũng chủ yếu là phải thu KH, tỷ lệ phải thu cũng k cao, chỉ khoảng 10% TTS nên cũng k có rủi ro nhiều liên quan đến các khoản phải thu

Tổng nợ vay của PVD cuối năm 2023 là 3341 tỷ chủ yếu là vay dài hạn, tài trợ cho phần TSDH là TSCĐ cũng hợp lý, k gặp tình trạng lấy nợ ngắn hạn tài trợ cho tsdh. Nợ vay của PVD chiếm 15% TNV và tỷ lệ nợ vay/vcsh = 0,22 nên PVD cũng k có rủi ro nhiều với nợ vay

=> Nhìn chung mặc dù cơ cấu tài sản sản có sự phân bổ ở tsnh và tsdh khác nhau nhưng cả PVS và PVD đều có tài chính vững mạnh, là bước đệm để 2 công ty có thể tập trung phát triển trong tương lai.

2. Tiềm năng của PVD và PVS

- PVS

Tiềm năng của PVS sẽ đến từ chính những hđ đang đem lại doanh thu cho công ty, đặc biệt là mảng cơ khí xây lắp (M&C) sẽ là mảng mang tính chiến lược với đóng góp hơn 50% doanh thu hàng năm của PVS. Công ty đã trúng 2 gói thầu có tổng đầu tư gần 1,5 tỷ USD. Khả năng cao PVS (và các đối tác) sẽ trúng thầu hai gói EPCI về dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn (dự án trung nguồn), dự kiến sẽ được công bố trong những tháng tới. Tổng khối lượng backlog cho mảng M&C của PVS từ riêng chuỗi dự án Lô B đạt ~1,5 tỷ USD. Đây sẽ là động lực tăng trưởng chính cho PVS trong ngắn hạn và trung hạn.

Ngoài ra, chuỗi dự án này cũng sẽ làm tăng nhu cầu các dịch vụ vận hành bảo dưỡng, căn cứ cảng và các tàu chuyên dụng của PVS trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Ngoài dự án lô b ô môn, PVS có thể thêm lượng công việc từ các dự án dự kiến triển khai như Lạc Đà Vàng, Sư Tử Trắng pha 2B hay Nam Du – U Minh. Với vị thế dẫn đầu tại thị trường Việt Nam PVS có nhiều khả năng giành được các hợp đồng EPCI

Với mảng cơ khí xây lắp, ngoài triển khai các dự án dầu khí PVS cũng định hướng tham gia vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi. Dù mới tham gia nhưng PVS đang có vị thế khá vững chắc khi số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành hạn chế; trong khi, uy tín và năng lực của công ty đã được khẳng định qua nhiều dự án xây lắp công trình dầu khí trên thế giới. Trong tồn kho của PVS cũng đang tồn kho lớn nhất tại 2 dự án điện gió tại Đài Loan, lượng công việc đủ đảm bảo tới năm 2026.

Với hệ thống cảng kết hợp nhà xưởng có diện tích lên đến hơn 200 ha, cùng cầu cảng dài 1.000m lớn nhất trong khu vực, các cảng khu vực Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ là nơi PVS thực hiện gia công chế tạo chi tiết cho các dự án điện gió ngoài khơi. Hiện các đối thủ cạnh tranh chính tại khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia không có bãi cảng phù hợp, còn Thái Lan có bãi cảng nhưng quy mô nhỏ hơn đáng kể so với Việt Nam.

Theo Quy hoạch điện VIII, tổng công suất điện gió ngoài khơi nước ta lên tới 6.000 MW vào năm 2030. Ngoài ra, nhu cầu điện gió ở các nước trong khu vực cũng đang gia tăng theo xu hướng chuyển đổi sang năng lượng xanh trên toàn cấu nên đây là lĩnh vực rất tiềm năng. Với kinh nghiệm dày dặn trong việc xây lắp dự án dầu khi ngoài khơi và hệ thống cảng, nhà xưởng lớn, PVS có lợi thế khi đấu thầu các dự án điện gió trong thời gian tới.

- PVD

PVD k thực hiện công việc tư vấn, xây lắp công trình biển như PVS mà cung cấp dịch vụ khoan và kỹ thuật giếng khoan dầu khí. Hiện công ty đang vận hành 6 giàn khoan và có thể thuê ngoài thêm tùy nhu cầu.

Giá cước ngày cho thuê giàn khoan toàn cầu vẫn đang tiếp tục có xu hướng tăng, với mức giá thuê dao động quanh mức 130,000 – 140,000 USD/ngày. Tại khu vực Đông Nam Á, giá thuê giàn tự nâng cũng đạt quanh vùng giá 110,000 – 130,000 USD/ngày, với hiệu suất hoạt động đạt gần 90%. Giá thuê giàn nhiều khả năng sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian tới, trong bối cảnh nguồn cung giàn khoan tự nâng khu vực tiếp tục bị thắt chặt. Hiện 4/6 giàn của PVD là gian khoan tự nâng. Vì vậy, PVD cũng sẽ được hưởng lợi, với giá thuê trung bình các giàn khoan đạt trên 100,000 USD/ngày trong năm 2024.

Các giàn khoan của PVD đã có đầy đủ việc làm trong năm 2024, thậm chí là đã có đầy đủ việc làm cho cả năm 2025, với đơn giá trung bình từ 100,000 USD/ngày trở lên. Cụ thể:

Giàn PVD I: Kể từ cuối năm 2023, giàn PVD I sẽ được kéo sang Malaysia để phục vụ khoan với hợp đồng 1 năm cho PCSB.

Giàn PVD II hiện đang khoan cho Pertamina tại Indonesia với hợp đồng dài hạn 2 năm (trong đó có 1 năm tùy chọn gia hạn) kể từ tháng 10/2022.

Giàn PVD III sẽ tiếp tục khoan tại Malaysia đến cuối năm 2024 với hợp đồng được gia hạn (với giá thuê dự kiến được điều chỉnh lên trên 100,000 USD/ngày, thực hiện từ quý 4/2023). Sau đó, PVD III dự kiến sẽ được kéo sang Indonesia để phục vụ cho Pertamina với hợp đồng dài hạn có thể lên tới 3 năm.

Giàn PVD V: Không có thay đổi, công ty vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng 6 năm ở Brunei

Giàn PVD VI sẽ được kéo sang Malaysia để phục vụ cho PCSB từ cuối năm 2023

Giàn PVD 11 là giàn trên bờ, vẫn hoạt động tịa Algeria

Với việc ký được các hợp đồng có thời gian dài, đặt biệt PVD III ký được hợp đồng thực hiện tới 2028 thay vì 2025 như trước đây là một bước tiến tích cực đối với PVD. Nhờ đó PVD sẽ tối ưu hiệu suất của các giàn khoan, cũng như giảm thiểu được thời gian vận chuyển giàn giữa các khu vực.

Tại cuộc họp với chuyên viên phân tích gần nhất, ban lãnh đạo của PVD cho biết doanh nghiệp đang xem xét đầu tư thêm 2 giàn khoan tự nâng với đơn giá 90 triệu USD/giàn nhằm nâng mức tăng trưởng trong tương lai lên; trong đó, 70% vốn đầu tư đến từ nguồn vốn vay. Khoản đầu tư này đang chờ PVN phê duyệt cuối cùng và có thể mất thêm thời gian trong khi việc đầu tư giàn khoan mang tính thời điểm khá nhiều, kế hoạch có thể hoàn lãi hoặc tiến hành nhanh hơn và đưa vào hđ luôn cuối năm 2024.

https://tapchicongthuong.vn/bai-vie...180-trieu-usd-cho-2-gian-khoan-moi-117038.htm

3. Kết luận

Như vây trong năm 2024, PVD đã có sẵn các hợp đồng cho thuê giàn khoan hoạt động ở nước ngoài, chủ yếu là khu vực Đông Nam Á sẽ tận dụng việc giá cho thuê giàn trên thế giới đang tăng cao trong khi một số dự án lớn trong nước chưa được triển khai mạnh mẽ do các vướng mắc về pháp lý. Điều này đảm bảo doanh thu chắc chắn cho PVD. Trong khi đó mặc dù PVS cũng đã ký hợp đồng EPCI tại Lô B Ô Môn nhưng hiện dự án vẫn chưa có quyết định đầu tư cuối cùng nên lúc nào bắt đầu thực hiện k có sự chắc chắn. Như vậy thì PVD có lợi nhuận đang rõ ràng hơn PVS.

Sau khi các dự án trong nước tiêu biểu là Lô B Ô Môn có dòng dầu khí đầu tiên dự kiến vào 2026, 2027 thì lúc đó mới là thời điểm PVD tham gia, còn giai đoạn trước là của PVS. Thế thì sau khi hợp đồng khoan hết hạn vào 2025 thì có thể PVD có luôn lượng công việc lớn từ dự án trong nước.

Thêm vào PVD dự kiến đầu tư giàn khoan mới dẫn tới có khả năng công ty sẽ có kế hoạch tăng vốn để có tiền đầu tư giàn khoan. Những lý do này khiến cho cổ phiếu khỏe hơn, hay là dòng tiền đổ vào PVD nhiều hơn PVS.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Loan Nguyen Stock Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả