PHR: Hưởng lợi kép từ đà tăng giá cao su và chuyển đổi đất sang khu công nghiệp
Doanh thu đạt 522 tỷ đồng (+33,5%yoy) chủ yếu nhờ giá bán cao su tăng.
KQKD Q3 vẫn khả quan bất chấp đại dịch
Doanh thu đạt 522 tỷ đồng (+33,5%yoy) chủ yếu nhờ giá bán cao su tăng. LNST đạt 171 tỷ đồng do không còn ghi nhận khoản tiền đền bù đất dự án KCN Nam Tân Uyên 3. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá đây là kết quả khả quan khi trừ các khoản lợi nhuận đột biến, lợi nhuận Q3 của PHR vẫn phục hồi nhẹ trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp trong khu vực
Kỳ vọng giá cao su tăng trở lại thúc đẩy lợi nhuận:
Giá cao su đang có xu hướng tăng trở lại từ tháng 8. Nguyên nhân là do giá dầu tăng mạnh khiến gia cao su nhân tạo cao, đây cũng là động lực để giá cao su tự nhiên giữ ở mức cao. Với nhu cầu sản xuất công nghiệp và phục hồi ở săm lốp ôtô, gỗ cao su làm nội thất tại các thị trường xuất khẩu kỳ vọng sẽ làm tăng giá cao su và thúc đẩy KQKD của PHR.
Các khoản đền bù đất chuyển đổi KCN kỳ vọng đóng góp lớn vào lợi nhuận:
PHR dự kiến sẽ nhận được khoảng 898 tỷ đồng tiền đền bù đất từ 691ha KCN VSIP 3 (theo BCTC của PHR). Chúng tôi kỳ vọng PHR một phần tiền đền bù sẽ được ghi nhận vào lợi nhuận khác vào Q4 năm nay và trong năm 2022, do đó thúc đẩy lợi nhuận của PHR trong giai đoạn tới.
Triển vọng dài hạn từ các dự án KCN mới:
Hiện nay, PHR còn khoảng 34ha tại KCN Tân Bình cho thuê với tỷ lệ lấp đầy 86% và các dự án KCN mới như KCN Tân Lập 1 (200ha) và KCN Tân Bình mở rộng (1.000ha) đang xin phê duyệt của Chính phủ và dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ năm 2022-2023. Đáng chú ý là dự án Tân Lập 1 kỳ vọng sẽ được phê duyệt sớm khi NĐ thay thế NĐ82 được thông qua sẽ thúc đẩy quá trình pháp lý của dự án. Do đó, đây là các dự án sẽ tạo tiền đề tăng trưởng dài hạn cho PHR trong thời gian tới.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận