Phó tổng giám đốc Tân Hiệp Phát Trần Uyên Phương: 'Không chỉ vì mình mà còn vì cộng đồng'
Áp dụng mô hình 3 tại chỗ là điều không dễ nhưng chúng tôi đã vượt qua không chỉ vì mình mà vì người lao động và cộng đồng, nữ doanh nhân Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ với phóng viên Nhadautu.vn nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.
Xin chúc mừng Bà và lãnh đạo Tập đoàn Tân Hiệp Phát nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam năm nay. Cơn lốc COVID-19 đã cuốn đi nhiều doanh nghiệp Việt, Tân Hiệp Phát đã làm gì để chống đỡ và vượt qua cơn lốc này?
Chẳng hạn, ngay khi thực hiện việc giãn cách xã hội vào ngày 19/7, chúng tôi cũng lúng túng không biết làm sao để có thể duy trì được hơn 1.000 người ăn ngủ nghỉ tại công ty, ăn ngày 3 bữa và có thêm 1 bữa phụ. Tân Hiệp Phát đã nỗ lực tìm các đối tác nhưng họ không đủ năng lực cung cấp suất ăn vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa đảm bảo đúng giờ. Cuối cùng, chúng tôi đã tự tổ chức bếp ăn và cải tiến từng ngày để vừa đảm bảo từ khẩu vị, dinh dưỡng và đúng giờ ăn mà vẫn tuân thủ 5K.
Để không bị động, chúng tôi luôn chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản cho các tình huống mới với những nguyên tắc ứng xử và giá trị cốt lõi không thay đổi. Giá trị cốt lõi đó là sự sáng tạo, đòi hỏi hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai.
Giờ đây, khi dịch bệnh đang dần được kiểm soát, Bà đánh giá như thế nào về những nỗ lực vừa chống dịch vừa sản xuất của Tân Hiệp Phát?
Để góp phần hỗ trợ chống dịch, Tân Hiệp Phát đã trao tặng hơn hai triệu sản phẩm tiếp sức cho các y bác sĩ, chiến sĩ và đông đảo người dân tại các khu cách ly, phong tỏa thông qua các siêu thị 0 đồng tại TP.HCM, các tổ chức thiện nguyện và quân đội.
Ghi nhận đóng góp của Tân Hiệp Phát, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã quyết định tặng thưởng bằng khen cho Tập đoàn Tân Hiệp Phát vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19.
Chúng tôi hiểu rằng, Tân Hiệp Phát tồn tại thì các nhà cung cấp và đối tác của Tân Hiệp Phát mới có thể tồn tại và tiếp tục đầu tư phát triển.
Theo Bà, Chính phủ cần tiếp tục làm gì để vực dậy doanh nghiệp sau đại dịch?
Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn rất cần Chính phủ tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ trong giai đoạn tiếp theo, nhất là về cải cách thủ tục hành chính vì hiện nay vẫn còn không ít phiền hà. Đơn cử như hồ sơ tăng vốn của Tân Hiệp Phát đến nay đã 2 năm vẫn chưa xử lý xong.
Chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng của Chính Phủ và chính quyền địa phương đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ thông tin để rút ngắn thời gian xử lý thủ tục hành chính. Đồng thời, cần nghiên cứu nới rộng cơ chế cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tiếp cận các nguồn vốn vay lãi suất thấp ở nước ngoài.
Nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Bà có thể chia sẻ một vài suy nghĩ về nghề doanh nhân?
Xin cảm ơn Bà và chúc Tân Hiệp Phát với sự chèo lái của lãnh đạo Tập đoàn, trong đó có Bà tiếp tục vững vàng vươn ra biển lớn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận