PC1 và tiềm năng năng lượng tái tạo trong năm 2023
Kết Quả Kinh Doanh
Doanh thu bán điện đóng góp gần một phần tư tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Là khoản danh thu lớn thứ hai trong các nguồn thu, doanh thu bán điện trong trong năm 2022 vừa qua đạt 1,795 tỷ đồng, tăng +93.4% YoY, nhờ vào sự đóng góp từ ba nhà máy điện gió hoạt động từ tháng 10/2021 và chiếm 100% sản lượng điện gió của PC1. Hiện tại, PC1 Group đang đầu tư 3 dự án điện gió: Dự án điện gió Liên Lập , Dự án điện gió Phong Huy, Dự án điện gió Phong Nguyên cùng công suất 48MW tại Quảng Trị. Biên lợi nhuận gộp của mảng bán điện đạt 54,4% trong năm 2022, giảm 3% YoY.
Trong đó khi đó, doanh thu hoạt động xây lắp và thiết bị ngành điện cho thấy sự sụt giảm, từ 6,713 tỷ đồng xuống 4,819 tỷ đồng, giảm 39% YoY do chi phí giá vốn hàng hoá tăng lên với mức tương đương giữa hai năm. Các khoản chi phí vay quốc tế để đầu tư cho nhà máy điện gió và nhà máy khai thác niken đã được ghi nhận. Tuy giá trị ký mới hợp đồng và backlock tính đến cuối ký 3 năm nay đạt trên mức 10,000 tỷ đồng, cao nhất trong các năm gần đây nhưng việc backlog chuyển tiếp từ cuối năm 2021 ở mức thấp đã phần nào giải thích tại sao doanh thu mảng xây lắp giảm 31%.
Nguồn thu từ bất động sản cũng chứng kiến sự sụt giảm do tiến độ pháp lý của các dự án kéo dài lâu hơn dự kiến và PC1 vẫn chưa thể mở bán các dự án Gia Lâm và Định Công như kế hoạch.
Tiềm năng về hoạt động kinh doanh điện và bán điện
Nhu cầu điện được dự đoán sẽ tăng 10% mỗi năm để hỗ trợ cho mức tăng trưởng GDP 6.5%-7% của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030 với hệ số đàn hồi điện/GDP là 1.5x. Chính phủ cũng cam kết tập trung các nguồn năng lực tái tạo thay vì chỉ dựa vào nhiệt điện than để hoàn thành cam kết COP26, đưa mức phát thải carbon về 0.
Theo dự thảo QHĐ 8, Việt Nam sẽ cần 137,2GW điện vào năm 2030, tăng +79% so với cuối năm 2021 (tương đương 76.620MW). Cụ thể hơn, dự thảo QHĐ 8 đặt mục tiêu quy mô điện gió là 28.480MW vào năm 2030 (gấp 7 lần so với năm 2021) và 153.550MW vào năm 2050 (gấp 37,5 lần so với năm 2021). Điện gió sẽ được ưu tiên phát triển mạnh nhất với tốc độ tăng trưởng công suất hàng năm (CAGR) ở mức 29,1%/năm trong giai đoạn 2020-2035 và 7,5%/năm trong giai đoạn 2035-2050. Dự kiến tổng vốn đầu tư cần thiết để phát triển hệ thống điện lực là 128,3 tỷ USD, trong đó 95,4 tỷ USD được dùng để sản xuất điện và 32,9 tỷ USD dùng cho hệ thống lưới điện. Với vai trò là công ty dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực xây lắp điện, PC1 với vị thế đang dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực xây lắp điện với kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án truyền tải điện quốc gia, đặc biệt là các dự án tổng thầu EPC, PC tới cấp điện áp 500 KV và các dự án có tính đặc thù cao (trạm Gis, dự án cấp điện ra đảo, dự án cáp ngầm…) có thể hưởng lợi từ xu hướng này. Do đó, việc doanh nghiệp này đặt mục tiêu đưa tổng công suất điện gió lên đạt 350MW vào năm 2025, tương ứng tăng 206MW (+143%) so với mức công suất hiện tại là có cơ sở.
Đa dạng hoá nguồn thu bằng khai thác khoáng sản
PC1 cũng nắm giữ 57% cổ phần tại CTCP Khoáng Sản Tấn Phát, chủ sở hữu mỏ niken lớn thứ 3 tại Việt Nam với trữ lượng ước tính là 52,000 nghìn tấn một năm còn công suất khai thác của nhà máy là 600,000 tấn một năm. Tuy nhiên dự báo doanh thu từ mảng niken lại được dự đoán chưa đến 600 tỷ trong năm 2023 với biên lợi nhuận tầm 30% thay vì mục tiêu 1000 tỷ với biên lợi nhuận 40% như PC1 kỳ vọng trong khi chi phí đầu tư vào nhà máy này là 1300 tỷ đồng trên tổng 1500 tỷ đồng.
Theo FITCH, nhu cầu cho niken là rất lớn vì nhu cầu sản xuất pin cho xe điện đang tăng mạnh trên toàn cầu. Còn theo Statista, nhu cầu tiêu thụ pin trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 185 GWh vào năm 2020 lên hơn 2.000 GWh vào năm 2030. Bên cạnh đó, cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng, sản lượng tiêu thụ niken trên toàn cầu dự kiến sẽ đạt 3.583 tấn vào năm 2030, tăng từ mức 2.349 tấn vào năm 2020 và tương đương với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) là +4,3% trong giai đoạn từ 2020-2030. Giá niken cũng đã tăng bùng nổ trong 2 năm trở lại đây với mức bình quân trên 20,000 USD trên 1 tấn. Giá hàng hoá được dự đoán là sẽ duy trỳ ở mức 20,000 USD trong năm 2023 này trước khi hạ nhiệt và quay về mức 10,000-15,000 USD/tấn như mức trung bình 5 năm trở lại đây.
Dự phóng doanh thu và lợi nhuận trong năm 2023
Doanh thu hoạt động xây dựng được kỳ vòng phục hồi trở lại trong năm 2023 khi mà QHĐ 8 được phê duyệt. Tiềm năm hoàn nhập dự phòng của PC1 trong 2023 là tương đối cao khi mà các ngân hàng trung ương sẽ ngừng tăng lãi suất trong 2023 và bình ổn tỷ giá từ đó giảm chi phí lãi vay và chênh lệch tỷ giá cho PC1. Doanh thu của PC1 được dự đoán là sẽ tăng lên 12,500 tỷ đồng vào năm 2023, tăng 47% YoY còn LNST được ước tính sẽ tăng lên 865 tỷ đồng, tăng 64% YoY. Chúng tôi dự đoán giá cổ phiếu PC1 ở mức mục tiêu 29,000, upside 16% so với giá đóng cửa ngày 07/02/2023.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận