menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Kim Oanh

Nhịp đập Thị trường 25/08: VN-Index bật tăng, nhưng chỉ số 2 sàn còn lại không chịu theo

Có lẽ câu hỏi đối với nhiều NĐT vào phút cuối phiên chiều là, tại sao VN-Index tăng điểm suốt phiên chiều, mà 2 chỉ số 2 sàn còn lại thì dậm chân tại tham chiếu, không tăng theo VN-Index?

Nhóm ngân hàng dĩ nhiên là nhóm có diễn biến tích cực nhất trong Top 10 nhóm lớn nhất 3 sàn chiều nay, với thông tin về cuộc họp giữa NHNN với các thành viên về việc nới room tín dụng. Thậm chí có thể nói đây là nhóm chính giúp đẩy VN-Index tăng liên tục trong phiên chiều. Có đến 21 trên tổng số 27 cổ phiếu nhóm này tăng giá vào lúc đóng cửa. Trong Top 20 cổ phiếu vốn hóa tỷ USD tăng giá, có đến 8 mã ngân hàng. Chỉ có 2 mã giảm xui xẻo vào cuối ngày là EIB và NVB. VPB dù không còn tăng mạnh như ban sáng, nhưng dù sao mức tăng 1.7% cũng kéo dài chuỗi ngày tăng giá trong tháng 8 này, và vừa đủ để vượt nhẹ qua điểm kháng cự. VCB và BID là 2 trường hợp khá đáng tiếc khác, không tăng giá dù có thông tin dự báo tích cực bên lề rằng có khả năng được nới room nhiều hơn các ngân hàng khác một chút.

Diễn biến 2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index thật ngạc nhiên, là không chịu chạy theo VN-Index, thậm chí có những thời điểm 2 chỉ số này còn chọc xuống dưới tham chiếu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự trái ngược với VN-Index là sự đóng góp của cổ phiếu ngân hàng, khi trên HNX chỉ có 2 mã (1 trong số đó lại giảm giá), còn trên UPCoM có 8 mã, nhưng ngoại trừ KLB và BVB đã tăng từ sáng, và đến chiều không nâng được đà tăng, thì các mã còn lại chỉ tăng chút ít.

Ngoài ra, trên HNX vẫn có khá nhiều Large Cap giảm giá, ví dụ như IDC, PHP, PVS, SHS, VNR…, trong số này có không ít mã giảm sâu hơn so với cuối phiên sáng. Đối với Large Cap sàn UPCoM, ngoài trừ số ít giữ được mức tăng giá tương tự cuối phiên sáng như SNZ, VGI, KLB… thì nhiều mã khác cũng giảm đà tăng, ví dụ như SIP, ACV, VGT, VTP, BSR…

Dù có số cổ phiếu giảm giá lại nhiều hơn 1 chút so với ban sáng, nhưng nhìn chung đến cuối phiên chiều nay, nhóm chứng khoán đã có cái kết khá hậu, với 19/34 mã tăng giá, chủ yếu là các tên tuổi trên sàn HOSE, trong đó có nhiều mã top đầu (về thị phần) như SSI, HCM, VND, VCI, FTS… Đối với 1 số cổ phiếu khác trong top đầu, MBS dù giảm cuối phiên sáng, nhưng đến cuối ngày đã quay lại tham chiếu, còn SHS thì đáng tiếc là vẫn chưa chịu hồi. TVB vẫn là cổ phiếu tăng tốt nhất nhóm, với mức tăng hơn 5% vào cuối ngày.

Về tổng thể 3 sàn, số lượng cổ phiếu tăng giá chiếm gần 50%, nhưng vẫn nhiều hơn số giảm giá. Tương quan tăng – giảm giá nghiêng về hướng tích cực hẳn cho nhóm Large Cap, nhưng cân bằng cho 2 nhóm còn lại. Một số Large Cap tăng tốt trong phiên chiều, so với ngày hôm qua hoặc với cả cuối phiên sáng nay, có GVR, DCM, DPM, SSH, SNZ và vài cổ phiếu ngân hàng. Những Large Cap khác giảm đáng tiếc hay “quay xe” bất ngờ có thể nêu ra như GAS, MCH, VGC, VEA. IDC… hay PVS.

Về nhóm ngành, có khá nhiều nhóm tăng nổi bật vào cuối phiên chiều, ngoài ngân hàng, sắt thép, chứng khoán, dầu khí… là những nhóm lớn, thì còn có các nhóm khách sạn và dịch vụ giải trí, phần mềm, bia và đồ uống, hóa chất & phân bón, khai khoáng, càng & kho bãi, xi măng, thủy sản… Sản xuất điện có khá nhiều mã tăng giá, nhưng đa số vẫn là những cái tên trên sàn UPCoM đã tăng từ sáng, còn lại số ít kịp hồi phục như PGV hay GEG.

Trong số các nhóm ngành tăng nổi bật riêng trong phiên chiều, phải nhắc đến 2 nhóm hóa chất - phân bón và nhóm thủy sản. Nhóm hóa chất – phân bón vốn có nhiều cổ phiếu tăng giá ngay từ phiên sáng, nhưng đến cuối phiên chiều còn tăng mạnh hơn, ví dụ như BFC, DCM, DPM, SFG, VFG, LAS, PMB, PSE… Đại gia DGC cũng tăng được hơn 3.7% dù cũng hơi mất trớn trước khi bước vào ATC.

Đối với nhóm thủy sản, nếu như ban sáng còn có nhiều mã giảm giá, thì đến chiều đa số đã tăng trở lại, trong đó có thể kể đến ACL, FMC, CMX, IDI… hay cả đầu tàu VHC. 1 số mã khác đỏ lúc sáng nhưng đến chiều cũng tăng nhẹ trở lại như ABT, ANV. MPC phiên sáng có lúc tăng trên 3% nhưng cuối ngày chỉ còn tăng có 1.6%.

Khối ngoại tăng mua trong phiên chiều, dẫn đến mức mua ròng lũy kế hơn 4 triệu cổ phiếu vào cuối ngày. Ngoài VNM vốn được mua mạnh ngay từ sáng, đến chiều khối ngoại mua thêm SHB, CTG, HDB, MSN… HPG vẫn bị bán ròng, nhưng so với cuối phiên sáng thì mức độ mua ròng đã giảm không ít. NVL và KBC vẫn là 2 cái tên bị bán ròng khá mạnh, nhưng chủ yếu bị bán phiên sáng, ngược lại, BID, VGC và BVH mới là những mã bị bán mạnh trong phiên chiều.

Phiên sáng: VN-Index trôi ngang khi đa số Large Cap giữ nguyên đà tăng giá

Diễn biến VN-Index rất ổn định trong nửa cuối phiên sáng nay, trong đó 1 phần lớn do được các mã vốn hóa khủng trên sàn HOSE làm trụ cứng và giữ nguyên đà tăng giá, ít có thay đổi nào đáng kể. Tuy nhiên 2 chỉ số còn lại có diễn biến giảm dần đều về gần tham chiếu.

Trên sàn HOSE vào cuối phiên sáng nay, số lượng cổ phiếu tăng giá chỉ chiếm chưa đến 50%, tỷ lệ này thấp hơn khá nhiều so với đầu và giữa phiên sáng. Tuy vậy, 2 chỉ số quan trọng nhất là VN-Index và VN30-Index lại gần như là đi ngang và mức độ dao động rất hẹp trong nửa cuối phiên, cho thấy nhiều khả năng số cổ phiếu bị giảm hay mất đà tăng giá thuộc về 2 nhóm midcap và smallcap. Khối ngoại đang mua ròng nhẹ, trong đó nổi bật nhất vẫn là VNM. Ngược lại, bên cạnh HPG tiếp tục bị bán ròng mạnh, thì NVL bị bán ròng cũng là thông tin đáng lưu ý.

Cũng trên sàn HOSE, ngân hàng, chứng khoán, sắt thép, dầu khí vẫn là các nhóm lớn làm trụ cứng cho chỉ số, nhưng ngược lại BĐS đang trở nên phân hóa do có nhiều cổ phiếu bay màu xanh, và sản xuất điện vẫn chìm trong sắc đỏ. Ở các nhóm ngành nhỏ hơn, nổi bật lên có bảo hiểm, hóa chất & phân bón, ô tô & săm lốp, lâm sản, bia, cao su…

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index đang lùi về gần tham chiếu và dường như không có “lỗi” từ Large Cap. Cụ thể hầu hết Large Cap sàn HNX vẫn dao động trong phạm vi trên dưới 1% quanh tham chiếu (dù số cổ phiếu giảm giá nhiều hơn số tăng giá), còn trên UPCoM thì sắc xanh vẫn đa số, trong đó vẫn có những mã tăng nổi bật được nhắc đến trong suốt phiên sáng, ví dụ như SNZ, KLB, VGI, VTP. SIP, TVN… ACV cũng đã tăng giá gần 2%, tích cực hơn hẳn so với đầu phiên. Nói chung trên 2 sàn này, đang có khá nhiều mã nhỏ và vừa mất đà tăng, thậm chí quay qua giảm sâu.

CNG, PVG và PVT đang là những tên tuổi mới nổi trong nửa cuối phiên sáng nay ở nhóm dầu khí nhà PVN. Bên cạnh đó, GAS vẫn tăng nhẹ 200 đồng kể từ sau 10g, còn DCM, DPM thì vẫn tăng rất khá, gần 5% mỗi mã. Ngược lại, 1 số cổ phiếu đã đổi màu từ khoảng nửa đầu phiên sáng, và duy trì sắc đỏ cho đến giờ như PGD, PVB, PVC…

VPB vẫn là điểm sáng trong nhóm cổ phiếu ngân hàng sáng nay, với mức tăng ổn định hơn 2%. Ngoại trừ phiên 19/08 tăng gần 4% thì đây là phiên thứ 2 cổ phiếu này tăng nổi bật, và giúp kéo dài chuỗi ngày tăng giá trong tháng 8. Ngoài VPB, có 1 số mã ngân hàng khác cũng tăng tương tự như VIB, KLB, BVB… Đa số cổ phiếu khác tăng trên dưới 1%, đáng tiếc ACB và VCB vẫn giảm nhẹ.

Toàn bộ cổ phiếu nhóm chứng khoán trên sàn HOSE vẫn tăng giá, nhưng sắc đỏ đã hiện diện thêm ở sàn HNX, trong đó có SHS, MBS, PSI hay ART. Ở các mã hàng đầu khác, ví dụ như SSI, VCI, HCM, VND, nhìn chung không có nhiều thay đổi. Tăng giá tốt nhất nhóm này là TVB, hiện gần 4%, trong khi giao dịch có lúc tăng gần 5%.

Bên cạnh các “sếu đầu đàn” đang giữ được sắc xanh như VIC, VHM, NVL, thì nhóm BĐS nhà ở đang có dấu hiệu tích cực hơn 1 chút ở những tên tuổi tầm trung, ví dụ như HDG, KDH, NLG, NTL, SCR…, tuy nhiên nhóm này vẫn có rất nhiều cổ phiếu nhỏ và vừa khác chìm trong sắc đỏ gần như suốt phiên sáng, nên về tổng thể, nhóm này đang có tương quan tăng – giảm giá khá cân bằng.

Nhóm BĐS khu công nghiệp thì ngược lại, vẫn hiện diện rất nhiều cổ phiếu tăng giá, trong đó có những mã tăng bất chấp, như BCM, SIP, ITA, SNZ, SZL, TID, TIP… hay GVR.

Nhóm cổ phiếu bảo hiểm, nhất là những mã trên sàn HOSE, đa số luôn duy trì được sắc xanh, kể cả những mã có thanh khoản cao (BVH, BMI, MIG). Tuy nhiên PVI bất ngờ chuyển màu sang đỏ chỉ trong vài phút cuối phiên.

Nhóm cổ phiếu sản xuất điện đang có nhiều sắc xanh hơn vào cuối phiên sáng, nhưng những sắc màu đó đa số lại nổi trên sàn Upcom, ví dụ như GE2, HNA, HND hay QTP. Trên sàn HOSE, nhiều cổ phiếu nhóm này vẫn giảm giá, kể cả những tên tuổi như PPC, NT2, GEG…

10h30: Rung lắc xảy ra, VN-Index vẫn trụ ở mức khá cao

Rung lắc đã xảy ra khi VN-Index gần tiếp cận mức 1,290 điểm, tuy nhiên đến giờ chỉ số vẫn trụ khá vững bên trên tham chiếu, nhờ được hỗ trợ bởi khá nhiều nhóm lớn như ngân hàng, BĐS, sắt thép, thực phẩm, dầu khí... Chứng khoán cũng đã quay lại đường đua xanh, tất nhiên nhờ ngày áp dụng chu kỳ TTBT mới T+1.5 đã đến rất gần. Tuy nhiên cổ phiếu nhóm bán lẻ đang có diễn biến xấu đi, bên cạnh đó nhóm sản xuất điện vẫn chưa thoát được khỏi sắc đỏ.

Trên nhóm cổ phiếu Large Cap sàn HOSE, BCM đã tăng trở lại hơn 3% sau khởi đầu chậm chạp sáng nay. GVR, VPB, MWG và 2 đại gia phân bón gốc dầu khí DCM và DPM cũng là những tên tuổi tăng giá đáng chú ý. Đa số Large Cap còn lại tăng loanh quanh 1%, chỉ có khoảng 10 mã là giảm giá nhẹ. Điều này có lẽ là yếu tố đang mang lại hỗ trợ khá cứng cho các chỉ số quan trọng của sàn HOSE, và giữ vững tâm lỹ thị trường nói chung.

Chỉ số HNX-Index có dấu hiệu lùi bước khá rõ vào giữa phiên sáng, nhưng có lẽ nguyên nhân đến từ các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Ở nhóm cổ phiếu lớn sàn này, nhìn chung không có mã nào bứt phá, nhưng cũng không có giảm giá nào sâu.

Diễn biến chỉ số UPCoM-Index khá ổn định, dù cũng từ có lần bứt phá không thành. Trên nhóm Large Cap sàn này, vẫn có những cái tên tăng giá khá tốt ngay từ sớm và duy trì cho đến giờ, bao gồm VGI, VTP, KLB, BSR, QNS… hay mới nổi lên sau ATO như TVN hay SNZ. Đáng tiếc là HCM, OIL đang đánh mất đà tăng giá và thậm chí chuyển thành giảm giá nhẹ.

Nhóm ngân hàng tiếp tục tỏa sắc xanh, nhất là các mã trên sàn HOSE (12/17 mã tăng giá). VPB đang là tâm điểm nhóm với mức tăng khá, trên 2%. Cùng mức tăng này có KLB, nhưng mã này giao dịch trên UPCoM. Đa số các cổ phiếu còn lại tăng nhẹ gần 1%, đáng tiếc là ACB và VCB lại giảm nhẹ. VCB sau phiên hôm qua bất ngờ tăng hươn 2% thì hiện lại giảm 0,7%, trong đó có lẽ do khối ngoại xả bán (lượng bán chiếm gần ½ lượng khớp).

Ngoại trừ số ít như SHS, hầu hết cổ phiếu nhóm chứng khoán lại đang nổi bật trên đường đua xanh. Các tên tuổi hàng đầu như SSI, HCM, VND, MBS, VCI… đều tăng giá, trong đó không ít mã đầu phiên vốn còn giảm nhẹ. Thông tin về chu kỳ thanh toán bù trừ mới (T+1.5) dĩ nhiên đang là cú hích cho nhóm này.

BCM đang được coi là tăng giá nổi bật nhất nhì trong số largecap sàn HOSE, nhưng nếu nhìn vào nhóm BĐS khu công nghiệp, thì mức tăng của cổ phiếu này còn thua SNZ, SZL. Ở nhóm này, đa số cổ phiếu đang tăng giá, kể cả mã đang “có vấn đề” với HOSE là ITA. Chỉ có IDC, LHG, NTC… là số ít tên tuổi giảm giá nhẹ.

MWG giữ đà tăng hơn 1%, có lúc hơn 2% nhờ thông tin bán vốn tại Bách hóa xanh, nhưng 2 mã khác là FRT và DGW lại giảm nhẹ chừng 1%. Thực tế 2 cổ phiếu này đã tăng liên tục trong tháng 8, thậm chí nếu so sánh với thị giá đầu tháng, thì 2 mã này tăng còn tốt hơn MWG một chút, do đó diễn biến trái chiều sáng nay có lẽ mang 1 phần yếu tố kỹ thuật. Hơn nữa, nhóm này còn đang chờ đợi sự kiện lớn mang tên Iphone 14.

Cổ phiếu nhóm thủy sản đầu phiên sáng nay tưởng chừng khởi sắc, tuy nhiên cho đến lúc này lại quay lại lình xình, ngoại trừ MPC còn tăng trên 3% với thông tin thưởng cổ phiếu. Lời tuyên bố của lãnh đạo FMC, được nhiều báo trích dẫn, có lẽ đang là ngưỡng cản tâm lý vào cổ phiếu nhóm này?

Mở cửa: VN-Index được nhiều nhóm lớn hỗ trợ

VN-Index mở cửa tăng nhẹ khoảng 4 điểm, với hơn 55% số cổ phiếu trên sàn HOSE tăng giá. Mức tăng của chỉ số là khá nhẹ, nhưng điểm số lại là mức cao nhất trong 5 phiên gần đây, làm dấy lên kỳ vọng rằng chỉ số sẽ bật tăng trở lại, tiến tới mốc 1,300 điểm sau mấy ngày giảm nhẹ vừa qua.

Ngân hàng, BĐS, dầu khí, sắt thép, bán lẻ… là các nhóm lớn có khởi đầu tích cực, và đóng góp nhiều largecap đỡ VN-Index. Tuy nhiên chứng khoán, điện lại là các nhóm có nhiều sắc đỏ.

Với diễn biến giá dầu thế giới tích cực trở lại trong mấy ngày qua (dầu Brent hiện đã lên trên 101 USD/thùng), nhóm dầu khí nhà PVN cũng tăng giá theo. Sáng nay GAS mở cửa tăng ngay 600 đồng, là phiên tăng thứ 3 liên tiếp. Giống GAS, có BSR, OIL, POW, PVS… hay thậm chí tăng nhiều phiên hơn thế, ví dụ như PVC hay PVD. 2 đại gia phân bón tăng khá hơn cả, với mức tăng trên 3%.

Diễn biến 2 sàn HNX và UPCoM cũng tích cực ngay từ rất sớm, nhất là UPCoM. Trên sàn này, có khá nhiều Large Cap đã tăng ngay trên 2% từ trước khi HOSE mở cửa, ví dụ như MCH, VGI, SIP, QNS, VTP, KLB… Trên sàn HNX, dù không có nổi bật lắm, nhưng đa số Large Cap sàn này cũng tăng nhẹ trên dưới 1%, ngoại trừ số ít như PHP (sắp hủy niêm yết), NVB hay BAB. Có vẻ như dòng Mid và Small Cap trên sàn này chạy nhanh hơn Large Cap.

VNM mở cửa tăng 2%, nhưng chỉ sau vài phút đã lùi dần và chọc thủng tham chiếu, thành ra giảm nhẹ gần 1%. Cổ phiếu này đang có đà tăng rất tích cực trong 5 phiên gần đây, kèm theo lượng khớp lớn, vốn là 1 chỉ báo kỹ thuật ủng hộ cho 1 con sóng mới. Khối ngoại cũng đã mua ròng cổ phiếu này ngay từ sáng sớm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Yêu thích
5 Bình luận 6 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại