menu
Nhật Bản đảo chiều chính sách, tưởng không ảnh hưởng nhưng lại ảnh hưởng không tưởng. (P1)
Xuân Nhị FPTS Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Nhật Bản đảo chiều chính sách, tưởng không ảnh hưởng nhưng lại ảnh hưởng không tưởng. (P1)

Vấn đề Nhật Bản đảo chiều chính sách khá dài, nên mình sẽ chia thành 2 phần.

Phần 1: Tác động của chính sách đến thị trường tài chính quốc tế và Việt Nam.

Tại sao Nhật Bản Nhật Bản đảo chiều chính sách lại làm "rúng động" toàn cầu như vậy?

Vấn đề này phải nói đến sức ảnh hưởng của đồng yên Nhật trong giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade): Từ trước đến nay, đồng yên Nhật là đồng tiền được ưa chuộng trong hoạt động carry-trade. Trong loại hình giao dịch này, nhà đầu tư vay đồng yên với lãi suất siêu thấp để mua đồng USD, hưởng lãi suất cao hơn.

Nhật Bản đảo chiều chính sách, tưởng không ảnh hưởng nhưng lại ảnh hưởng không tưởng. (P1)

Sau khi Nhật Bản chấm dứt chính sách lãi suất âm và tăng lãi suất lần đầu tiên sau 17 năm, làm cho thị trường tài chính đảo lộn khi các nhà đầu tư carry trade dịch chuyển dòng vốn và phải đánh giá lại các vị thế đặt cược sử dụng đòn bẩy tài chính khi họ cho rằng khoảng cách lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ có thể sẽ sớm thu hẹp làm cho đồng yên tăng giá mạnh.

Vì thế, biến động tỷ giá USD/yên Nhật đã tác động mạnh đến các cặp tỷ giá có đồng USD khác:
Nhật Bản đảo chiều chính sách, tưởng không ảnh hưởng nhưng lại ảnh hưởng không tưởng. (P1)

Những đồng tiền có lãi suất cao như đồng rupee Ấn Độ hay peso Mexico cũng đồng loạt giảm giá mạnh tương tự như đồng USD. Trái lại, những đồng tiền cho đến nay vẫn được sử dụng để làm đồng tiền cấp vốn - đồng tiền có lãi suất thấp hơn (funding currency) trong giao dịch carry-trade, như đồng yên và nhân dân tệ của Trung Quốc, đều tăng mạnh.

Nhật Bản đảo chiều chính sách, tưởng không ảnh hưởng nhưng lại ảnh hưởng không tưởng. (P1)
Nhật Bản đảo chiều chính sách, tưởng không ảnh hưởng nhưng lại ảnh hưởng không tưởng. (P1)
Nhật Bản đảo chiều chính sách, tưởng không ảnh hưởng nhưng lại ảnh hưởng không tưởng. (P1)
Nhật Bản đảo chiều chính sách, tưởng không ảnh hưởng nhưng lại ảnh hưởng không tưởng. (P1)
Thứ nhất, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Hàn Quốc), đã ký kết nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương nhất với Việt Nam.
Xét về thị trường xuất khẩu, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc và EU).
Nhật Bản đảo chiều chính sách, tưởng không ảnh hưởng nhưng lại ảnh hưởng không tưởng. (P1)

Theo Tổng cục hải quan

Việt Nam chủ yếu sản xuất và xuất khẩu sang Nhật Bản các loại thủy sản, dầu thô, dệt may, dây điện và dây cáp điện, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính và linh kiện, than đá, giày dép các loại...Nhiều mặt hàng mà Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu chính là những mặt hàng Việt Nam thế mạnh và tiềm năng để trở thành nguồn cung ứng chính cho Nhật Bản. Việc đồng Yên tăng giá sẽ có tác động tích cực đến các doanh nghiệp xuất khẩu.

Xét về thị trường nhập khẩu, Nhật bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ 6 (chỉ sau Trung Quốc và Hàn Quốc) của Việt Nam.
Nhật Bản đảo chiều chính sách, tưởng không ảnh hưởng nhưng lại ảnh hưởng không tưởng. (P1)

Theo Tổng cục hải quan

Ở Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản các mặt hàng phục vụ sản xuất công nghiệp gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, sản phẩm điện tử và linh kiện, sắt thép các loại, vải các loại, linh kiện ô tô, chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày, kim loại… Việc đồng Yên tăng giá sẽ có tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp nhập khẩu từ thị trường này.

Hơn nữa, Nhật Bản còn là TOP nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất Việt Nam. Việc đồng Yên tăng giá có thể khiến đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư gián tiếp (FII) từ Nhật Bản giảm.
Nhật Bản đảo chiều chính sách, tưởng không ảnh hưởng nhưng lại ảnh hưởng không tưởng. (P1)
Thứ hai, nợ công thực của Việt Nam tăng. Việc đồng Yên tăng giá khiến nợ công thực của Việt Nam tăng vì Nhật Bản là chủ nợ song phương lớn nhất của Việt Nam với tổng khoản vay khoảng 264 nghìn tỷ đồng. Việc đồng Yên tăng giá khiến gánh nặng nợ công tăng lên.
Nhật Bản đảo chiều chính sách, tưởng không ảnh hưởng nhưng lại ảnh hưởng không tưởng. (P1)

Nguồn: Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ tài chính)

Ngoài ra, việc đồng Yên tăng giá còn tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp sử dụng nợ vay bằng đồng Yên. Dưới đây là ví dụ một số doanh nghiệp lớn có khoảng vay bằng Yên Nhật:

Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam - ACV với 2 khoảng vay có tổng giá trị là 23.334.918.163 Yên Nhật, tương đương hơn 4.000 tỷ VND
Nhật Bản đảo chiều chính sách, tưởng không ảnh hưởng nhưng lại ảnh hưởng không tưởng. (P1)

CTCP Tập đoàn FPT với khoảng vay hơn 1.300 tỷ VND

Nhật Bản đảo chiều chính sách, tưởng không ảnh hưởng nhưng lại ảnh hưởng không tưởng. (P1)
Với những lý do trên, có thể thấy, việc Nhật bản đảo chiều chính sách sau 17 năm đã làm đảo lộn tình hình tài chính thế giới lớn như thế nào.

Chúc Quý nhà đầu tư đầu tư thành công!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1,262.76 +5.26 (+0.42%)
1,323.02 +5.25 (+0.40%)
228.51 +1.44 (+0.63%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Xuân Nhị FPTS Pro

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả