menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Quang Anh

Nhận diện cổ phiếu bị làm giá

Cổ phiếu bị làm giá thường có những dấu hiệu bất thường như tăng giá phi mã, thanh khoản cao trong khi chất lượng tài sản công ty thấp.

Nhận diện cổ phiếu bị làm giá

Cổ phiếu bị làm giá thường có những dấu hiệu bất thường như tăng giá phi mã, thanh khoản cao trong khi chất lượng tài sản công ty thấp.

Cổ phiếu bị làm giá là những cổ phiếu bị can thiệp giá bởi đội lái - nhóm các nhà đầu tư, công ty hoặc cá nhân có nhiều kinh nghiệm, vốn lớn và nhiều mối quan hệ trên thị trường liên kết với nhau để thực hiện chiêu trò. Giá của những cổ phiếu này thường được đẩy cao hơn so với giá trị thực nhiều lần trong thời gian ngắn bằng cách tạo cung cầu giả, tung thông thông tin sai lệch, lợi dụng chênh lệch giữa cơ sở và phái sinh... Khi giá được thổi lên ngưỡng cao gấp nhiều lần (đạt đỉnh), đội lái sẽ bán tháo thu về lợi nhuận.

Đây là hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại nặng nề cho các nhà đầu tư, bóp méo thị trường và làm giảm niềm tin trong cộng đồng đầu tư. Vì lợi nhuận chênh lệch lớn, không ít tổ chức/cá nhân vẫn cố tình vi phạm, mặc dù rất nhiều trường hợp vi phạm đã bị xử lý, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Một số cổ phiếu bị làm giá nổi bật gần đây đã bị cơ quan chức năng "tuýt còi" như cổ phiếu họ Louis, FLC...

Nhận diện cổ phiếu bị làm giá
Cổ phiếu TGG giảm sàn sau thông tin lãnh đạo công ty bị bắt vì thao túng chứng khoán. Nguồn: Tradingview

Các dấu hiệu cơ bản của cổ phiếu bị làm giá

- Giá trồi sụt bất thường

Giá cổ phiếu tăng phi mã gấp 4 - 5 lần, thậm chí hàng chục lần trong thời gian ngắn dù công ty chỉ đạt lợi nhuận khiêm tốn. Đội lái luôn xây dựng một quy trình đẩy giá rồi ngưng lại, xen lẫn một vài phiên giảm nhẹ rồi đẩy tiếp để thu hút các nhà đầu tư nhỏ lẻ và bán ra ngay đỉnh, khiến nhiều nhà đầu tư bị dính bẫy.

- Thanh khoản cao đột biến

Thông thường nhà đầu cơ sẽ chọn những mã cổ phiếu có độ thanh khoản thấp để thuận tiện cho việc làm giá, tạo cung cầu giả dẫn tới thanh khoản tăng đột biến. Không phải tất cả những cổ phiếu có hiện tượng này đều bị làm giá, có thể là do thị trường xuất hiện thông tin tốt nên các nhà đầu tư mua với số lượng lớn, kéo thanh khoản tăng cao. Vì vậy, nhà đầu tư nên đặt ra câu hỏi tại sao thanh khoản tăng để xác định thông tin chính xác về doanh nghiệp.

- Lãnh đạo công ty quá quan tâm đến giá cổ phiếu

Ban lãnh đạo công ty đăng ký giao dich lượng lớn cổ phiếu một cách bất thường, thường xuyên phát biểu với truyền thông, hứa hẹn với các cổ đông cổ phiếu sẽ tăng trưởng. Lúc này, nhà đầu tư nên quan sát thận trọng và tìm hiểu thông tin về tình hình kinh doanh của công ty. Nếu hoạt động kinh doanh của công ty không có điểm sáng, khả năng cao cổ phiếu đang bị ban lãnh đạo thông đồng cùng các cá nhân/tổ chức khác thực hiện thao túng giá cổ phiếu.

- Thuộc nhóm vốn hóa nhỏ

Cổ phiếu bị làm giá chủ yếu thuộc nhóm cổ phiếu có vốn hóa tầm trung (Midcap), vốn hóa nhỏ (cổ phiếu Penny) hoặc những công ty có quá trình tăng vốn nhanh, gấp nhiều lần quy mô ban đầu. Ngoài ra, một số công ty này thường có lịch sử vi phạm liên quan đến tính minh bạch, công bố thông tin cổ phiếu.

- Báo báo tài chính ghi nhận nhiều tài sản ảo

Một số doanh nghiệp không có nhiều tài sản cố định, mà phân bổ chủ yếu ở những khoản thiếu chắc chắn, hoặc khó kiểm soát như phải thu, tồn kho, tài sản vô hình, vốn góp, đầu tư tài chính, tiền cọc.... Trong khi đó, hoạt động kinh doanh cốt lõi kém, phụ thuộc các nguồn thu đột biến khác chung chung, không rõ ràng. Như vậy dòng tiền không sinh ra từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Mua cổ phiếu các công ty này có thể sẽ bị pha loãng, cao hơn hơn giá trị thực.

- Xuất hiện thông tin liên tục

Những công ty ít tên tuổi sẽ không được thị trường chú ý. Để làm giá cổ phiếu, đội lái thường sử dụng thông tin giả để định hướng truyền thông với những tin tức dày đặc như: dự án tỷ đô, kế hoạch mua lại công ty khác, có cổ đông lớn đầu tư... Phương tiện truyền thông để truyền bá tin đồn là mạng xã hội, phòng trò chuyện (chatroom), chiến dịch email và bản tin giả...

Theo chuyên gia chứng khoán, không bao giờ có chuyện các nhà đầu tư nhỏ lẻ nhận được "tin mật". Đây chỉ là sự huyễn hoặc của đội lái cùng với sự tiếp sức của một số nhân viên môi giới (broker) thiếu lương tâm nghề nghiệp.

Cổ phiếu bị làm giá có thể mang lại cho nhà đầu tư một khoản lợi nhuận nhanh chóng trong thời gian ngắn nếu mua và bán đúng thời điểm. Tuy nhiên, điều đó thường khó khăn. Đa số nhà đầu tư bị cuốn theo sóng giả của cổ phiếu lái đều mua giá cao và bán lỗ.

Do đó, để tránh mua những cổ phiếu bị làm giá, nhà đầu tư cần hiểu rõ doanh nghiệp, chọn doanh nghiệp có tiềm nằng tăng trưởng và đội ngũ ban lãnh đạo minh bạch, đầu tư có tính kỷ luật, không chạy theo số đông và tin đồn. Trường hợp nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao vẫn muốn thử vận may thì nên phân bố tỷ trọng nguồn vốn nhỏ, phải theo dõi sát diễn biến để "thoát hàng" kịp thời.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
11 Yêu thích
5 Bình luận 16 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại