Nhận biết ưu, nhược của 3 sàn chứng khoán ở Việt Nam
Sàn chứng khoán có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tại Việt Nam có 3 sàn chứng khoán với những ưu, nhược điểm riêng.
Theo Báo Công Thương, hiện nay tại Việt Nam đang có 3 sàn chứng khoán tập trung trực thuộc 2 Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Các Sở giao dịch đều có những nhiệm vụ tương đối độc lập, hỗ trợ và bổ sung cho nhau.
Sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE)
Sàn HoSE (viết tắt của Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh) trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là được thành lập năm 2000. Sàn có sự tham gia của nhiều mã chứng khoán cũng như sự tham gia của cá nhà đầu tư lớn nhất.
Điều kiện niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSE khắt khe như: Những quy định doanh nghiệp phải công khai các khoản nợ đối với các cổ đông lớn, hội đồng quản trị, giám đốc và ban kiểm soát…; các công ty phải có vốn hoá điều lệ trên 120 tỷ đồng; doanh nghiệp phải có ít nhất 2 năm liên tiếp không lỗ, đồng thời không có các khoản nợ quá hạn 1 năm, không có lỗ luỹ kế tích luỹ tại năm đăng ký lên sàn; nếu công ty niêm yết đưa thông tin sai quá 4 lần sẽ bị cảnh cáo hoặc nếu không đáp ứng được các yêu cầu về vốn điều lệ, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng… sẽ bị sàn HoSE huỷ đăng ký mã chứng khoán trên sàn.
Do đó, mã cổ phiếu được giao dịch trên sàn này được đánh giá là uy tín. Sàn HoSE có mã là VN30 (mã chỉ số cổ phiếu giá trị nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay).
Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)
Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) được ra đời năm 2005 và chính thức hoạt động giao dịch năm 2009, sàn chịu trách nhiệm tổ chức quản lý các tài sản chứng khoán.
Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) |
Sàn HNX cũng là sản có mức độ uy tín cao, không có quá nhiều quy định như sàn HoSE, tuy nhiên đây vẫn là sàn chứng khoán lớn tại Việt Nam được nhiều công ty lựa chọn để niêm yết.
Sàn HNX không có phiên khớp lệnh giá mở cửa mà chỉ có phiên khớp lệnh giá đóng cửa, tuy nhiên sàn HNX sẽ có thêm phiên khớp lệnh sau giờ nhằm đảm bảo tính thanh khoản của thị trường.
Trên sàn HNX cũng cung cấp cho các nhà đầu tư các loại chứng như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh…
Những quy định đối với doanh nghiệp niêm yết trên sàn HNX: Doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên sàn phải có vốn hoá điều lệ là 30 tỷ đồng; doanh nghiệp không lỗ quá hạn 1 năm…
Sàn giao dịch chứng khoán UPCOM
Sàn UPCOM là nơi diễn ra các giao dịch chứng khoán của những mã cổ phiếu không đủ tiêu chuẩn niêm yết trên sàn HoSE, HNX. Sàn UPCOM được ra đời năm 2009 và được quản lý bởi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Khối lượng giao dịch trên sàn UPCOM cũng rất lớn và các quy định cũng dễ hơn.
Sàn UPCOM có những ưu điểm như: Hoạt động công khai, có tính minh bạch và có cam kết về mức độ an toàn, uy tín cho khách hàng tham gia. UPCOM được đánh giá giá là có mức độ uy tín hơn sàn OTC; các nhà đầu tư có thể tiếp cận được nhiều doanh nghiệp tiềm năng nhưng chưa được niêm yết trên sàn HoSE, HNX; tạo đòn bẩy cho các nghiệp có thể niêm yết trên sàn HoSE hay HNX.
Nhược điểm của sàn UPCOM: Tính thanh khoản của các mã cổ phiếu trên sàn khá thấp; nhiều mã chứng khoán không còn được giao dịch, sự lựa chọn mã chứng khoán hạn chế; không phù hợp cho việc đầu tư dài hạn, bởi biên độ dao động lớn, ngây ra nhiều rủi ro trong dài hạn; tiêu chuẩn trên sàn UPCOM thấp hơn so với HoSE hay HNX.
Trên đây là tất cả những thông tin chung về sàn chứng khoán và các sàn chứng khoán uy tín nhất tại Việt Nam. Qua những dữ liệu này, nhà đầu tư có thể có quyết định lựa chọn giao dịch những cổ phiếu trên sàn giao dịch phù hợp với quan điểm, chiến lược cũng như "khẩu vị rủi ro" trong đầu tư của mỗi người.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận