Ngành cao su và GVR - Khủng hoảng nguồn cung khiến giá mủ tăng cao
Giá cao su thế giới đã có tháng thứ 8 tăng liên tiếp, giá cao su VN tăng 40% trong 5 tháng đầu năm 2024.
Nguyên nhân thứ nhất, 2 quốc gia xuất khẩu cao su chiếm 51% sản lượng toàn cầu là Thái Lan và Indonesia thiếu hụt nguồn cung do tình trạng El Nino. Nguyên nhân thứ hai, Trung Quốc có chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô khiến cho nhu cầu nhập khẩu ô tô làm lốp xe của quốc gia này tăng lên. Theo hiệp hội cao su thế giới, trung bình từ 2024 - 2028 thế giới thiếu từ 600 nghìn đến 1 triệu tấn cao su mỗi năm.
VN với lợi thế là quốc gia gần TQ, 99% lượng cao su xuất khẩu chuyển sang nước bạn, nên các DN cao su trong nước được hưởng lợi lớn.
PHẦN 1 - NGÀNH CAO SU ĐANG ĐỨNG TRƯỚC CƠ HỘI BƯỚC SANG TRANG MỚI, VƯỢT ĐỈNH 2016
–
Hình 1: giá cao su thế giới
Giá cao su tăng 8 tháng liên tiếp, từ mức 1.3$/kg lên mức 1.7$/kg
Hình 2: Sản lượng cao su xuất khẩu tại Indonesia và Thái Lan
Giá cao su được thúc đẩy bởi giá dầu tăng cao và mối lo ngại về nguồn cung đang diễn ra tại Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan và Indo – 2 nước chiếm 51% tổng lượng cao su xuất khẩu trên thế giới.
Việc thời tiết chuyển từ El Nino sang La Niva khiến cho thu hoạch cao su gặp khó khăn và lượng mủ cao su ít.
Thái Lan mưa nhiều hơn do La Nina
Hiện tượng khí hậu La Nina sẽ ảnh hưởng đến Thái Lan từ tháng 7/2024 đến tháng 1/2025, gây mưa nhiều hơn và nhiệt độ cao hơn trung bình trong nửa sau của năm nay.
Mưa lớn và ngập lụt do La Nina tại Thái Lan ảnh hưởng đến thu hoạch cao su và chất lượng mủ. Mùa mưa kéo dài đến tháng 12/2024.
Hình 3: Giá cao su tại Nhật Bản, Thượng Hải (TQuoc) và Thái Lan
Giá cao su tại Nhật Bản cũng đang ở mức cao nhất kể từ năm 2021, chạm mức 360 yên/kg, tương đương 2.26$/kg tăng trưởng 72% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá cao su tại Thượng Hải Trung Quốc thậm chí vượt đỉnh cao nhất 4 năm 2.2$/kg.
Giá cao su ở Thái Lan cũng đang tiệm cận mức đỉnh lịch sử 4 năm là 2.35$/kg.
Hình 4: Nhu cầu nhập khẩu cao su Trung Quốc tăng mạnh để sản xuất xe điện
Trong khi đó, hoạt động sản xuất lốp xe ô tô điện tại Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2021 vì chính phủ nước bạn đang có chính sách ủng hộ các nhà sản xuất xe điện.
Ba nhà sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc đã công bố đã đạt doanh số kỷ lục vào cuối tháng 6, điều này có thể thúc đẩy nhu cầu sản xuất ô tô và kéo theo đó là lốp xe làm bằng cao su.
GIÁ CAO SU CHẮC CHẮN TĂNG, VƯỢT 2$/KG TRONG 2024
Từ việc nguồn cung khan hiếm và nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh từ Trung Quốc đã đẩy giá mủ cao su thế giới tăng mạnh và theo các chuyên gia có thể đạt 200$/kg vào cuối năm nay và cao hơn trong năm 2025.
Hình 5: Lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam qua các tháng giai đoạn 2022 - 2024 (ĐVT: nghìn tấn). Nguồn: Cục XNK
Về giá cao su trong nước, tháng 6 vừa qua, giá cao su loại mủ nước lẫn mủ chén trên thị trường nội địa Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng mạnh, xác lập tháng tăng thứ 8 tăng liên tiếp.
Theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, sản lượng cao su xuất khẩu của cả nước trong tháng 5/2024 ước đạt 80.000 tấn, trị giá 129 triệu USD. Lũy kế 5 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su đạt 572,28 nghìn tấn, trị giá 859,4 triệu USD, giảm 2,4% về lượng, nhưng tăng 6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Mặc dù giảm về lượng nhưng giá trị xuất khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam có một lợi thế vô cùng lớn là đến 99% mủ cao su xuất khẩu đều chuyển sang Trung Quốc, không bị mất chi phí vận tải biển.
Hình 6: Giá cước vận tải biển và thuê tàu tăng mạnh
Giá cước vận chuyển container tăng 300% năm 2024. Giá thuê tàu container
tăng 200% năm 2024. Giá cước vận tải tăng cao khiến chi phí tăng cao và ăn mòn lợi nhuận của các ngành xuất khẩu như thủy sản, dệt may, gỗ. Ngành cao su Việt Nam có đặc điểm là 99% thị phần xuất khẩu đều ở Trung Quốc nên không tốn nhiều chi phí vận tải.
PHẦN 2 - GVR ÔNG VUA CỦA NGÀNH CAO SU
–
Hình 7. Cơ cấu doanh thu GVR
GVR hiện đang quản lý 402.000 ha cao su. Mỗi năm, GVR chế biến trung bình 400.000 tấn mủ cao su. Tập đoàn đang quản lý 10 khu công nghiệp với tổng diện tích 6.000 ha, trong đó diện tích đất thương phẩm là 4.013 ha. Và 80% lượng mủ cao su xuất khẩu sang biên giới, 20% bán trong nước.
Cao su vẫn là mảng đem lại nhiều lợi nhuận nhất khi đóng góp khoảng 77% doanh thu trong Q1/24.
Hiện tại, giá cao su trung bình trong tháng 6/2024 của tập đoàn ước đạt 38,4 triệu đồng/tấn, tăng 6 triệu đồng/tấn tương ứng tăng gần 17% so với mức trung bình cả năm 2023.
Hình 8. Lợi nhuận theo quý
Do đặc tính cây trồng nên việc khai thác cao su diễn ra mạnh mẽ từ tháng 3 đến tháng 12 hàng năm, do đó quý 3 & 4 trở đi là thời điểm sản lượng của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đạt đỉnh.
Doanh thu từ mủ cao su trong quý 1/2024 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2023, lên gần 3.400 tỷ đồng. Động lực tăng đến từ Trung Quốc (thị trường chiếm 80% lượng xuất khẩu của tập đoàn). Dự kiến doanh thu mảng cao su năm 2024 của tập đoàn này có thể tăng 15% so với năm 2023.
Hình 9. Cơ cấu doanh thu Q1/24
Ngoài mảng cao su chiếm tỷ trọng lớn nhất, GVR còn 3 mảng chiếm 30% tỷ trọng là xuất khẩu gỗ, thủy điện và BĐS khu công nghiệp cũng rất là tiềm năng.
Đặc biệt, quỹ đất chuyển đổi mục đích sử dụng sang BĐS KCN rất lớn. Và tiềm năng của doanh nghiệp còn lớn hơn rất nhiều trong năm 2025 và 2026. Trong nội dung video này Thắng chỉ tập trung nói về mảng cao su.
Khi đầu tư, A/E hãy mở rộng tầm nhìn lớn hơn và xa ra để chọn cổ phiếu kỳ vọng cao. Nếu A/E chỉ nhìn T+2 hay T+3 thì muôn đời là dân đầu cơ ăn 5 xu 1 hào, vài đồng bạc lẻ, tốn thời gian.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận