menu
Ngành cá tra bứt phá dù đối diện nhiều khó khăn
Phan Hà Liên
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Ngành cá tra bứt phá dù đối diện nhiều khó khăn

Theo Hiệp hội cá tra Việt Nam, nước ta hiện là nước sản xuất và xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới, chiếm 52% sản lượng và 90% thương mại cá tra của thế giới.

Dù phải đối mặt nhiều khó khăn, ngành hàng cá tra vẫn đạt nhiều kết quả ấn tượng trong năm 2024.

Ngành hàng cá tra đối mặt nhiều khó khăn

Năm 2024 ngành hàng cá tra phải đối mặt với nhiều khó khăn như giá cả vật tư đầu vào còn ở mức cao; xung đột chính trị khiến chi phí logistic tăng; sự tự chủ trong cung cấp thực phẩm có nguồn gốc từ cá tra tại các quốc gia láng giềng khiến nhu cầu tiêu dùng chững lại tại nhiều quốc gia nhập khẩu.

Bên cạnh đó giá thu mua cá tra nguyên liệu không cao đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất tại các cơ sở sản xuất giống và nuôi thương phẩm, đặc biệt là các cơ sở nhỏ lẻ.

Ngành cá tra bứt phá dù đối diện nhiều khó khăn

Theo Hiệp hội cá tra Việt Nam, nước ta hiện là nước sản xuất và xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới, chiếm 52% sản lượng và 90% thương mại cá tra của thế giới.

Tuy nhiên với sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp, sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý có liên quan và hiệp hội, ngành hàng cá tra Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể về cả chất lượng và giá trị. Sản lượng cá tra năm 2024 ước tính đạt 1,67 triệu tấn, bằng 99% so với cùng kỳ năm 2023 (theo số liệu báo cáo của địa phương. Tính đến ngày 15.10.2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,56 tỉ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Dù vậy, mức độ tăng trưởng là không đồng đều do có sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia và dòng sản phẩm cá thịt trắng khác.

Kim ngạch xuất khẩu tăng, giải pháp nào để phát triển vững chắc

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến 15.10.2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,56 tỉ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Ngành cá tra bứt phá dù đối diện nhiều khó khăn

Các thị trường nhập khẩu chính cá tra nước ta.

Trong bối cảnh tiêu thụ thủy sản làm thực phẩm trên thế giới có xu hướng tăng cao, biến đổi khí hậu có thể sẽ tác động đến hoạt động nuôi cá tra; nhiều quốc gia đang mở rộng diện tích nuôi cá tra và chế biến các sản phẩm thủy sản tương tự... Cục Thủy sản cho biết đã đề ra nhiều giải pháp phát triển ngành hàng cá tra.

"Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới là tiếp tục các chương trình chọn lọc, nâng cao chất lượng giống cá tra. Quan tâm nghiên cứu và từng bước thay thế bột cá, dầu cá trong sản xuất thức ăn bằng nhiều loại nguyên liệu thức ăn thay thế có nguồn gốc thực vật, côn trùng, vi tảo, protein vi sinh vật, rong biển...

Đồng thời xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá tra Việt Nam thông qua việc cải tiến công nghệ, kiểm soát chất lượng chặt chẽ từ nuôi trồng đến chế biến và đạt các chứng nhận liên quan đến an toàn thực phẩm, khí nhà kính, an toàn môi trường, giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều, gia tăng giá trị của ngành hàng cá tra" - đại diện Cục Thủy sản cho biết.

Đồng thời Cục Thủy sản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục quản lý tốt điều kiện nuôi, điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi cá tra thương phẩm, không để xảy ra tình trạng người dân tự ý mua thuốc, hóa chất trên mạng không rõ nguồn gốc, thuốc trị bệnh cho người, gia súc, gia cầm để sử dụng cho thủy sản nuôi.

Ngành cá tra bứt phá dù đối diện nhiều khó khăn

Nhiều giải pháp phát triển ngành hàng cá tra được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra tại Đồng Tháp ngày 17.11.

Trong khi đó, Hiệp hội cá tra Việt Nam kiến nghị tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước để bảo vệ chất lượng sản phẩm và uy tín của ngành cá tra Việt Nam, kiểm soát chỉ đạo cơ quan chuyên ngành, kiểm tra chất lượng doanh nghiệp nào không đúng, sẽ xử lý.

Đồng thời củng cố chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ hao hụt, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để cá tăng trưởng nhanh, giảm dịch bệnh, hệ số thức ăn thấp để giảm giá thành sản xuất...

"Đặc biệt cần có chính sách bình ổn giá thức ăn vì giá thức ăn tiếp tục tăng thì các hộ nuôi không có lợi nhuận hoặc thua lỗ, sẽ kéo theo một số hộ nuôi tạm ngưng sản xuất. Hiệp hội kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến để Bộ Tài Chính giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi từ 2% như hiện nay xuống còn 0%, giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thuốc thủy sản" - đại diện Hiệp hội cá tra Việt Nam chia sẻ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
73.70 +0.50 (+0.68%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả