Ngân hàng ACB: Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2021 đạt 6,4 nghìn tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước
Công ty Chứng khoán Bản Việt vừa ghi nhận thông tin trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư với Ngân hàng ACB về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021.
Theo đó, ngân hàng ACB tiết lộ lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2021 đạt 6,4 nghìn tỷ đồng (+66% so với cùng kỳ năm trước),). ACB cũng ghi nhận tăng trưởng tín dụng 9,4% so với năm trước, huy động tăng 1,8%, tỷ lệ nợ xấu 0,7% và tổng tài sản đạt 496 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021.
Biên lãi ròng (NIM - là sự chênh lệch phần trăm giữa thu nhập tiền lãi phát sinh bởi tài sản sinh lời của ngân hàng (khoản vay và đầu tư) và các khoản chi phí chính - tiền lãi trả cho người gửi tiền) trong 6 tháng 2021 của ACB tăng 50 điểm cơ bản lên 4% so với năm 2020 nhờ tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) tăng lên 82,4%.
Trong 6 tháng 2021, ACB đã sử dụng hết 9,4% trong tổng số 9,5% hạn mức ban đầu và thông báo về việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cấp thêm hạn mức đưa tổng hạn mức tín dụng lên 13,5%. Tuy nhiên, ban lãnh đạo cho rằng NIM trong 6 tháng cuối năm 2021 sẽ giảm 50 điểm cơ bản so với 6 tháng đầu năm 2021 do ngân hàng sẽ áp dụng việc cắt giảm lãi suất cho vay trên toàn bộ cơ sở khách hàng để hỗ trợ những khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cũng như để thu hút thêm khách hàng mới.
Mức cắt giảm lãi suất tối đa sẽ lần lượt là 80 điểm cơ bản và 100 điểm cơ bản lần lượt đối với các khoản vay ngắn hạn và các khoản vay dài hạn.
Doanh thu từ thu nhập phí trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 1,3 nghìn tỷ đồng (+79% so với năm trước) với 853 tỷ đồng đến từ mảng bancassurance - bao gồm cả phí tiếp cận.
Ban lãnh đạo chia sẻ rằng triển vọng thu nhập từ phí vẫn tích cực bất chấp tác động của dịch COVID-19; do đó, ACB đặt mục tiêu đạt thêm 1,3 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2021.
Chi phí dự phòng tăng trong 6 tháng đầu năm 2021 lên 2 nghìn tỷ đồng. Con số này cao gấp đôi so với cả năm 2020 và được giải thích là do ACB quyết định trích lập đầy đủ 1,4 nghìn tỷ đồng cho toàn bộ số dư nợ được tái cơ cấu thay vì phân bổ trong 3 năm theo Thông tư 03. Ngoài ra, dư nợ tái vay cơ cấu là 8,2 nghìn tỷ đồng tính đến tháng 6/2021 (giảm từ 8,5 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2021).
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận