(MCH) CTCP Hàng tiêu dùng Masan: Đánh giá doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững
Cổ phiếu tiếp theo trong mục đi tìm doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững là MCH (CTCP Hàng tiêu dùng Masan)
Đối với một doanh nghiệp ngành tiêu dùng thực phẩm thì chúng tôi sẽ ưu tiên chọn các chỉ số sau đây để đánh giá lợi thế cạnh tranh: Tỷ suất lợi nhuận gộp, Hệ số nợ và cơ cấu nợ dài hạn, Cổ phiếu quỹ
1/ Tỷ suất lợi nhuận gộp
Tỷ suất lợi nhuận gộp 10 năm gần nhất của MCH
Một trong các tiêu chí đánh giá doanh nghiệp có lợi thế cạnh trạnh bền vững về mặt dài hạn của chúng tôi là phải luôn duy trì tỷ suất lợi nhuận gộp không âm, không có biến động bất thường và tốt nhất là trên 30%. Qua đồ thị chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng MCH đã thoả mãn tiêu chí đầu tiên trong lựa chọn doanh nghiệp tăng trưởng bền vững khi liên tục duy giữ chỉ số này trên 40%.
2/ Hệ số nợ/Tổng tài sản, Cơ cấu nợ dài hạn
Biến động hệ số Nợ/ Tổng tài sản
Đối với doanh nghiệp Sản xuất thì hệ số nợ thường ở mức thấp, ít sử dụng dòn bẩy tài chính cao như các doanh nghiệp tài chính, bất động sản,..
MCH gần như không có nợ dài hạn
Một điểm đáng chú ý trong cơ cấu nợ của MCH là doanh nghiệp gần như không có nợ dài hạn, đây là một yếu tố rất tốt cho tiềm năng cạnh tranh bền vững về mặt dài hạn.
3/ Xuất hiện cổ phiếu quỹ
Thông thường khi các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, dòng tiền ròng ổn định thì những lợi nhuận của công ty nếu không mở rộng thì sẽ dùng để mua cổ phiếu quỹ, giảm tỷ lệ pha loãng của cổ phiếu, từ đó khiến giá cổ phiếu tăng mạnh.
Trên đây là 3 tiêu chí chính trong báo cáo tài chính doanh nghiệp MCH mà chúng tôi chọn để đánh giá rằng doanh nghiệp có thoả mãn tính bền vững về mặt dài hạn. Tuy nhiên đây không phải là khuyến nghị mua ngay vùng giá hiện tại mà chỉ là đánh giá MCH là một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững về mặt dài hạn.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường