Lợi nhuận Bia Hà Nội giảm mạnh vì chính sách kiểm soát nồng độ cồn
Lãi sau thuế của Bia Hà Nội giảm 30% trong năm 2023, về mức thấp trong 15 năm, do sức mua sụt khi các địa phương tăng cường kiểm soát nồng độ cồn.
Ban lãnh đạo cho biết nguyên nhân đến từ việc tăng cường kiểm soát nồng độ cồn vào những tháng cuối năm. Ngoài ra, doanh thu đi lùi còn do xu hướng tiêu dùng của người dân giảm trong bối cảnh kinh tế - xã hội còn nhiều biến động và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường bia.
Tổng lại, Habeco lãi trước thuế hơn 89 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ. Nhờ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp giảm, lãi sau thuế tăng lên 23%.
Lũy kế cả năm, công ty có doanh thu gần 7.760 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 355 tỷ đồng, giảm lần lượt khoảng 8% và 30% so với năm 2022. Nếu không tính giai đoạn đỉnh dịch 2021, đây là mức lãi thấp nhất của Habeco kể từ năm 2008. Dù vậy, con số này cũng vượt 60% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Các động thái quản lý nằm giảm tác hại bia, rượu của Nhà nước đang phát huy tác dụng lớn. Theo nhận định của Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), ngành bia sau thời gian dài chịu tác động của các biện pháp giãn cách xã hội, đã phải chịu thêm tác động từ Nghị định 100 với chế tài rất nặng, khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thiệt hại nặng nề. Sắp tới, nếu Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, trong đó có nội dung thay đổi phương pháp tính và điều chỉnh thuế suất với rượu và bia, được triển khai, tình hình của các doanh nghiệp càng gặp khó.
Mùa Tết năm nay cũng không ghi nhận việc các cửa hàng tạp hóa, đại lý hay siêu thị tích trữ bia mà chỉ nhập hàng cầm chừng. Các hãng cũng phối hợp để tăng khuyến mãi, nâng mức chiết khấu để giảm giá bán nhưng nhìn chung sức mua thấp hơn hẳn thường lệ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường