24HMONEY đã kiểm duyệt
23/12/2022
Lộ trình mở cửa của Trung Quốc và nhóm ngành hưởng lợi (Phần 2)
Ở bài viết trước tôi có chia bài viết làm 2 phần, phần 1 để mọi người hiểu được những chính sách, còn phần 2 này sẽ đưa ra các ngành hưởng lợi.
- Trung Quốc và câu chuyện mở cửa trở lại
- Các ngành hưởng lợi và bất lợi
B. Ngành hưởng lợi và bất lợi khi Trung Quốc tái mở cửa
1. Ngành hưởng lợi từ chính sách “Hỗ trợ Bất động sản”: Vật liệu xây dựng
Thép: Xây dựng và đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp nhu cầu thép xây dựng tại quốc gia này hồi phục. Giá bán thép HRC và Steel đã trở lại vùng giá tháng 9/2022, các doanh nghiệp xuất khẩu thép như
HPG HSG NKG được hưởng lợi gián tiếp.
Xi măng: TQ là thị trường chiếm 54% tổng sản lượng xuất khẩu xi măng của Việt Nam, việc đẩy mạnh xây dựng làm cho nhu cầu xi măng tại quốc gia này phục hồi. Vấn đề môi trường cũng là thứ khiến cho sản xuất xi măng của TQ chưa thể đẩy mạnh và mở rộng, khiến nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam vẫn khá cao. TQ là thị trường xuất khẩu truyền thống của
BCC, chiếm 15-20% tổng sản lượng tiêu thụ của công ty.
2. Ngành hưởng lợi từ chính sách “Tự lực công nghệ” của TQ và Mỹ: Sản xuất chip (vi mạch) và đồ công nghệ
Bất động sản công nghiệp: Dịch chuyển nhà máy sản xuất chip và công nghệ là điều mà các DN Mỹ sẽ làm trong năm 2023. Trong đó, các DN như Apple sẽ dịch chuyển nhà máy từ Thành Đô, Thượng Hải (TQ) sang Việt Nam [chi tiết]. Anh chị nhà đầu tư cần tìm được những doanh nghiệp BĐS CN còn quỹ đất và tỷ lệ lấp đầy chưa cao, cũng như tệp khách hàng chuyên sản xuất công nghệ, chip, đồ điện tử như KBC và BCM.
Sản xuất chip và vi mạch: đây được xem là ngành phức tạp, rất hiếm doanh nghiệp ở Việt Nam làm được sản phẩm này chủ yếu vẫn là gia công như
CMG. Gần đây thì
FPT cũng có đăng tải thông tin họ bắt đầu sản xuất được chip IC, tôi sẽ để link tại đây để mọi người nghiên cứu [
chi tiết]
3. Ngành hưởng lợi từ doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trở lại
Cao su: Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cao su tự nhiên lớn nhất của nước ta, chiếm 70-80% tổng sản lượng xuất khẩu cao su. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan thì 10 tháng 2022, xuất khẩu cao su sang TQ có sự cải thiện trong đó tăng 11.5% so với cùng kỳ 2021. [chi tiết] Các DN dẫn đầu về ngành này thì có PHR và DPR, tuy nhiên hầu như lợi nhuận của 2 DN này hiện tại chủ yếu đến từ đền bù đất, còn mảng cao su chiếm doanh thu lớn nhưng biên lợi nhuận khá mỏng.
Vận tải biển: Xu hướng cước vận tải biển sẽ không tăng mạnh trong năm 2023 nhưng đơn hàng sẽ hồi phục và xuất nhập khẩu diễn ra nhiều hơn. Theo số liệu thì từ tháng 10/2022, lượng hàng hóa lưu thông qua cảng tại TQ đã tăng trở lại, cho thấy một tín hiệu tốt đối với các doanh nghiệp vận tải đường thủy và cảng biển. Doanh nghiệp tiêu biểu
HAH sở hữu 5 đội tàu khai thác tuyến TQ.[
chi tiết]
4. Ngành du lịch thế giới có thêm lượng du khách TQ từ Q2/2023
Du lịch: Từ tháng 12/2022, TQ cho phép các hãng hàng không Việt Nam khai thác các đường bay thường lệ đến/ đi với tần suất 15 chuyến/ tuần thay vì 2 chuyến/ tuần.
Thủ tục nhập cảnh cũng được giảm bớt chỉ cần có giấy xét nghiệm PCR 48 tiếng trước giờ bay, khai báo lấy mã sức khỏe, và vài thủ tục là có thể bay. [chi tiết]
Lượng khách quốc tế của thị trường TQ chiếm 35% tổng lượng khách quốc tế của Việt Nam, theo VNDS ước tính tỷ lệ hồi phục sẽ về mức 20%/40%/60%/80% so với trước đại dịch, ứng với thời điểm Q1/Q2/Q3/Q4 của năm 2023.
Một cổ phiếu số ngành dịch vụ du lịch anh chị có thể xem xét: ACV SCS HVN VJC SKG
5. Ngành lương thực: Gạo, Chăn nuôi, Thủy sản
Chăn nuôi: với việc TQ mở cửa sẽ giúp cho việc xuất khẩu qua các đường tiểu ngạch tại khu vực phía Bắc sẽ tăng mạnh vào dịp tết và đầu năm. Khoảng cách giữa giá heo TQ và Việt Nam đang còn khá lớn, nếu mở cửa trở lại thì heo phía Bắc sẽ có xu hướng xuất khẩu nhiều hơn giúp giá heo trong nước tăng vào giai đoạn đầu năm 2023. Chi phí nguyên vật liệu cũng giảm giúp cho biên lợi nhuận ngành sẽ cải thiện vào Q2/2023. Cổ phiếu tiêu biểu:
DBC - Heo khu vực phía Bắc.
Thủy sản: TQ vẫn là thị trường trụ cột của ngành cá tra trong đó chiếm 30% kim ngạch và tăng 58% so với năm 2021. DN hưởng lợi trong ngành có thị trường TQ thì có ANV (14% tỷ trọng doanh thu) và IDI (chiếm 40% tỷ trọng doanh thu).
Ngành Gạo: Xuất khẩu gạo sang TQ chiếm 12% tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam. Các doanh nghiệp niêm yết trên sàn xuất khẩu có LTG và TAR. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá không cao đối với ngành này vì tỷ trọng đóng góp của thị trường TQ với doanh thu DN chỉ khoảng 10-15%, và biên lợi nhuận ròng của nhóm này cũng rất mỏng khoảng 8-12%.
6. Ngành Bất lợi: Phân bón, Hóa chất, Nhựa (Chất dẻo), Kim loại.
Ngành hóa chất (phân bón, nhựa, photpho, …) : Trung Quốc nổi tiếng là công xưởng thế giới, việc nước này sản xuất và xuất khẩu trở lại sẽ gây nên cạnh tranh đối với doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, một lượng cung hàng hóa ra thế giới còn làm cho giá hàng hóa như Ure, Photpho, Nhựa giảm giá trong thời gian tới.
Giá bán giảm + sản lượng tiêu thụ bị cạnh tranh sẽ là nguyên nhân dẫn đến những mặt hàng hóa chất sẽ có KQKD không tốt trong năm 2023.
Doanh nghiệp bị ảnh hưởng: DPM DCM DGC BMP NTP
Ngành Kim loại: Về dài hạn khi mà DN TQ sản xuất kim loại trở lại thì sẽ làm ảnh hưởng đến giá bán các mặt hàng này trên thế giới, không những thế nó có còn ảnh hưởng đến các DN sản xuất kim loại trong nước. Tuy nhiên, chúng ta sẽ cần đánh giá lại vấn đề này vì hiện TQ vẫn giữ chính sách bảo vệ môi trường hạn chế sản xuất thép và kim loại.
Lưu ý: Do quá trình Reopening sẽ có tiến độ khá chậm và quy trình theo từng giai đoạn nên trong ngắn hạn quý 4 sẽ chưa phản ánh vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trên. KQKD sẽ phản ánh đúng nhất vào giai đoạn Q2/2023. Anh chị nhà đầu tư lưu ý điều này để đưa ra thời điểm và vùng giá tham gia cho hợp lý.
Bình luận