Lăng kính chứng khoán 4/8: Thị trường đang bỏ ngỏ cơ hội đi lên
Nhà đầu tư nên cân nhắc tận dụng các phiên rung lắc kỹ thuật để tái cơ cấu lại danh mục, ưu tiên các cổ phiếu có cơ bản tốt và có triển vọng kinh doanh tích cực.
VN-Index bất ngờ rơi sâu và lao dốc trong phiên chiều, tuy nhiên thanh khoản trung bình vẫn khá cao đã kìm được đà rơi của thị trường tại mốc 1.210 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/8, VN-Index giảm 9,38 điểm, tương đương 0,78% về 1.210,95 điểm. Toàn sàn có 154 mã tăng, 311 mã giảm và 62 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 1,54 điểm, tương đương 0,64% về 239,77 điểm. Toàn sàn có 70 mã tăng, 122 mã giảm và 52 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,14 điểm lên 91,02 điểm. Riêng rổ VN30 ghi nhận 22 mã giảm giá.
Tổng giá trị khớp lệnh trong phiên đạt 24.439 tỷ đồng, tăng 11% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE đạt 21.617 tỷ đồng, tăng 10% với phiên trước. Tại nhóm VN30, thanh khoản đạt 7.988 tỷ đồng.
Nhận định đầu tư
Ngưỡng hỗ trợ này có khả năng hãm lại đà giảm và giúp chỉ số có phiên hồi phục trong phiên tới. Nhà đầu tư được khuyến nghị hạ tỉ trọng cổ phiếu về mức thấp, ưu tiên giữ tiền mặt trong các phiên tới.
Nhìn chung, thị trường vẫn giữ được xu hướng phục hồi sau phiên tăng 2/8. Do đó, nhà đầu tư nên cân nhắc tận dụng các phiên rung lắc kỹ thuật để tái cơ cấu lại danh mục hợp lý hơn, với ưu tiên chính là các cổ phiếu có cơ bản tốt, triển vọng kinh doanh tích cực, và đang thu hút được dòng tiền mạnh.
Mặc dù vậy, ngưỡng hỗ trợ quanh 1.200 sẽ đóng vai trò điểm đỡ đáng lưu ý cho VN-Index và KBSV kỳ vọng sẽ xuất hiện một nhịp hồi phục kỹ thuật tại đây. Nhà đầu tư được khuyến nghị giao dịch cân bằng, bán hạ tỉ trọng tại các nhịp vượt đỉnh và chỉ mở mua trở lại khi chỉ số về quanh ngưỡng hỗ trợ.
Tin vắn chứng khoán
- Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu tháng 7 ước đạt 4,62 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng nông sản có giá trị xuất khẩu tăng như: Rau quả đạt hơn 2 tỷ USD, tăng hơn 68%; gạo đạt hơn 2,5 tỷ USD, tăng gần 30%; cà phê đạt hơn 2,7 tỷ USD, tăng 6%... Tính chung nhóm hàng hàng hoá nông sản có giá trị xuất khẩu đạt gần 15 tỷ USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ.
Về thị trường xuất khẩu, trong 7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tới các thị trường thuộc khu vực châu Á dẫn đầu với 14,06 tỷ USD, tăng 2,3%. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là 3 thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất; giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 21,9%, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước; Hoa Kỳ chiếm 20,4%, giảm 29,3% và Nhật Bản chiếm 7,6%, giảm 6,9%.
- Theo GSO, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Bảy ước đạt 512.200 tỷ đồng, tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Cổ phiếu nhóm Bán lẻ tăng giá ở DGW (+3,70%), MWG (+1,93%).
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận