Lăng kính chứng khoán 11/8: Dự kiến xuất hiện nhịp hồi từ 1.215 –1.220
Nhà đầu tư nên giữ tỉ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải, có thể mua thêm một lượng nhỏ những mã sẵn có trong danh mục khi VN-Index điều chỉnh tới vùng 1.208 điểm.
Nhóm cổ phiếu bất động là điểm sáng duy nhất đỡ đà rơi cho VN-Index, toàn thị trường nhuộm sắc đỏ với thanh khoản suy giảm nhẹ cùng lực bán từ khối ngoại.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/8, VN-Index giảm 13,38 điểm, tương đương 1,08% về 1.220,61 điểm. Toàn sàn có 118 mã tăng, 371 mã giảm và 45 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 1,97 điểm, tương đương 0,8% về 243,91 điểm. Toàn sàn có 64 mã tăng, 125 mã giảm và 56 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,7 điểm về 93,1 điểm. Riêng rổ VN30 ghi nhận 24 mã giảm giá.
Tổng giá trị khớp lệnh trong phiên đạt 23.779 tỷ đồng, giảm 4% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE đạt 20.231 tỷ đồng, giảm 3% so với phiên trước. Tại nhóm VN30, thanh khoản đạt 6.713 tỷ đồng.
Nhận định đầu tư
Dự kiến thị trường sẽ có nhịp hồi phục từ vùng 1.215 – 1.220 điểm trong phiên giao dịch tiếp theo, tạm thời diễn biến hồi phục sẽ mang tính chất kiểm tra lại nguồn cung.
Do vậy, nhà đầu tư cần quan sát và đánh giá nỗ lực hỗ trợ của dòng tiền trong thời gian tới. Tạm thời có thể nắm giữ cổ phiếu đang có tín hiệu tốt từ dòng tiền. Tuy nhiên cần cân nhắc khả năng hồi phục để chốt lời hoặc giảm tỉ trọng tại các cổ phiếu đang có diễn biến suy yếu để giảm thiểu rủi ro cho danh mục.
Ngưỡng hỗ trợ của MA20 tại vùng 1.208 sẽ là đích hướng tới của chỉ số trong phiên tới. Nhà đầu tư được khuyến nghị giữ tỉ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải, có thể mua thêm một lượng nhỏ những mã sẵn có trong danh mục khi VN-Index điều chỉnh tới vùng 1.208 điểm.
Tuy nhiên, chỉ số rơi xuống dưới MA5, cùng với đường MACD cắt xuống Signal và RSI suy giảm xuống dưới vùng quá mua, cho thấy áp lực bán đang gia tăng và nhịp điều chỉnh có thể còn tiếp diễn, với hỗ trợ quanh vùng tâm lý 1.200 điểm (MA20). Do đó, nhà đầu tư cần thận trọng hơn với việc mua đuỗi giá cao trong các vị thế lướt sóng.
Nhìn chung, thị trường đang trong đợt điều chỉnh kỹ thuật nhằm củng cố lại xu hướng phục hồi. Do đó, nhà đầu tư nên tận dụng các nhịp rung lắc để tái cơ cấu lại danh mục hợp lý hơn, mục tiêu chính là các cổ phiếu có cơ bản tốt, triển vọng kinh doanh khả quan, và đang thu hút được dòng tiền mạnh.
Tin vắn chứng khoán
- Tính tới 15/7/2023, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản đạt 256 triệu USD, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản trong tháng 6/2023 giảm 35% - mức giảm sâu nhất kể từ tháng 3 năm nay. Một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất sang Nhật Bản như CTCP Thực phẩm Sao Ta (HoSE: FMC), CTCP Hải Việt, CTCP Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú (UPCoM: MPC), CTCP Thủy sản Minh Phú Hậu Giang....
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản những tháng đầu năm nay còn gặp khó khăn do đồng yên sụt giá mạnh. Đến đầu tháng 7/2023, đồng yên đã giảm quá mạnh, trên 145 yên cho mỗi USD, khiến việc tiêu thụ tôm vào thị trường này gặp khó khăn vì giá bán phải giảm theo đà giảm của đồng Yên.
- Chuỗi giảm giá thép vẫn chưa dừng lại, với một số doanh nghiệp thép trong nước vừa thông báo giảm giá từ 100.000-210.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép thanh vằn D10 CB300. Đây là lần giảm giá thép thứ 16 liên tiếp. Theo số liệu từ Steel Online, thép Pomina giảm mạnh nhất với mức giảm 210.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300, giá còn 14,48 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, thép cuộn CB240 giữ ở mức giá 14,59 triệu đồng/tấn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận