Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 12/2021?
Dưới đây là tổng hợp lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 12/2021? Gửi tiết kiệm chọn ngân hàng lãi suất cao, an toàn nhất trong tháng cuối năm?
Lãi suất ngân hàng nào cao nhất?
Trong các ngày gần đây, một số ngân hàng thương mại bắt đầu tăng nhẹ lãi suất huy động VND ở một số kỳ hạn. Đây là diễn biến thường thấy vào dịp cuối năm nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân tăng lên.
Gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Với đặc thù của gói tiền gửi này là không có thời hạn ấn định cho nên lãi suất tiết kiệm ngân hàng chỉ rơi vào tầm 0.2% -0.1% áp dụng tại quầy và 0.2%-1% gửi trực tuyến. Đối với hình thức gửi tiền không kỳ hạn, hiện nay ngân hàng Bắc Á có mức lãi suất 1% áp dụng cho gửi tiền trực tuyến, là cao nhất so với các ngân hàng.
Đối với lãi suất tiết kiệm khi gửi tại quầy:
Kỳ hạn được áp dụng của mỗi ngân hàng khá linh hoạt để khách hàng dễ dàng chọn lựa. Hầu hết các ngân hàng đều có sự cạnh tranh lãi suất tiền gửi gay gắt ở gói tiền gửi tiết kiệm này.
Ở mức thời hạn từ 1-3 tháng, ngân hàng GPBank có mức lãi suất cao nhất là 4%. Ngoài ra, các ngân hàng còn lại có mức lãi suất giao động không chênh lệch nhiều từ 3-3,5%.
Với kỳ hạn 6 tháng CBBank và NCB giữ mức lãi suất là 6.25%, cao nhất so với các ngân hàng còn lại.
Kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng có lãi suất cao nhất là SCB với mức lãi suất 6.8%
Với những kỳ hạn dài hơn như 18, 24 tháng, ngân hàng SCB, NCB có mức lãi suất tiết kiệm ngân hàng cao 6,8%, cao nhất là ngân hàng VRB 7%/năm cho kỳ hạn 24 và 36 tháng.
Với khoản tiền gửi thông thường tại các ngân hàng, lãi suất kỳ hạn 12-13 tháng thường thấp hơn 1-2,5%, phổ biến là 4,85-6,8%/năm. Cá biệt tại Techcombank, lãi suất tiền gửi cuối kỳ cho khách hàng ưu tiên ở mức 4,4-5%, thấp nhất trong số các ngân hàng tư nhân Việt Nam. Nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh Vietcombank có lãi suất 12 tháng 5,5%/năm, các ngân hàng còn lại đều để lại suất 5,6%/năm.
Gói tiết kiệm đặc biệt, cho lãi suất cao nhất
Với điều kiện đặc biệt tại ACB và Techcombank, lãi suất tiền gửi cao nhất hiện là 7,1%. Techcombank đưa ra điều kiện tiền gửi từ 999 tỷ đồng trở lên và cam kết không được tất toán trước hạn.
Một số ngân hàng khác như LienVietPostBank có lãi suất 6,99%/năm, HDBank với 6,95%/năm, MB 6,8%... với các điều kiện riêng áp dụng cho các khoản tiền gửi giá trị lớn trên 200-300 tỷ đồng với kỳ hạn 12-13 tháng.
Đối với lãi suất tiết kiệm khi gửi trực tuyến:
Hình thức gửi tiết kiệm online có mức lãi suất tiền gửi các ngân hàng hiện nay hấp dẫn hơn gửi tiền mặt tại quầy. Do đó, bạn có thể cân nhắc hình thức gửi để hưởng mức lãi suất và ưu đãi cao nhất. Với công cụ tính lãi suất gửi tiết kiệm này, bạn có thể nhập từng mức lãi suất, kỳ hạn gửi của các ngân hàng vào sau đó dễ dàng so sánh tiền lãi nhận được từ kết quả mà công cụ trả về.
Với kỳ hạn 1 tháng, khi gửi tiết kiệm online có khá nhiều lãi suất ngân hàng hiện nay ở mức hấp dẫn lên đến 4% bao gồm: ACB, Bắc Á, Bảo Việt, MaritimeBank, SCB, VIB.
Đối với kỳ hạn 3 tháng, hầu hết các ngân hàng đều dao động mức lãi suất trung bình 3,5%
Với các kỳ hạn từ 6-24 tháng, SCB là ngân hàng chiếm thứ hạng lãi suất cao nhất. Kỳ hạn 6 tháng: 6,45%, 12 tháng,18 tháng: 6,95%.
Mỗi ngân hàng sẽ có chính sách cho vay và lãi suất gửi tiền khác nhau, nên nếu bạn muốn sự chắc chắn, ổn định về số tiền mình gửi mà không quan trọng về lãi suất thì có thể chọn các ngân hàng nhà nước như: Agribank, vietcombank… Trong khi đó, tại nhiều ngân hàng thương mại khác, lãi suất được công bố lại thật hấp dẫn, hứa hẹn dành cho khách hàng các ưu đãi tốt nhất, khi đó, bạn có thể lựa chọn những ngân hàng có mức lãi suất theo tháng, quý, cao để có lãi phát sinh hàng tháng tốt hơn.
Lãi suất tiền gửi ngân hàng sẽ được chia làm 2 loại là: Lãi suất tại quầy giao dịch và lãi suất gửi online tiện giao dịch hơn. Thông thường bảng lãi suất sẽ được cập nhật thường xuyên bởi các ngân hàng và đôi khi lãi suất có thể thay đổi chút ít do chính sách mới của ngân hàng, tuy nhiên sai số là rất nhỏ không đáng kể.
Dưới 1 tỷ đồng gửi ngân hàng nào lợi nhất?
Lãi suất tiết kiệm tiếp tục duy trì ở mặt bằng thấp trong nhiều tháng, thậm chí một số ngân hàng trong 2-3 tháng gần đây vẫn hạ thêm lãi suất. Một vài ngân hàng quy mô nhỏ tăng lãi suất, tập trung chủ yếu kỳ hạn 6 tháng trở lên.
NamABank hiện trả lãi suất cao nhất thị trường là 6,9% một năm cho khoản tiền gửi kỳ hạn 12 tháng với điều kiện gửi online. Nếu gửi tại quầy, lãi suất thấp hơn tới 0,8% một năm.
Mức lãi suất cao nhất theo niêm yết chính thức cho khoản tiền dưới 1 tỷ lần lượt thuộc về 5 ngân hàng SCB(6,8%), CBBank (6,55%) và 3 ngân hàng BacABank, Kienlongbank, VietABank đều áp dụng 6,5%. Lãi suất gửi online thường cao hơn từ 0,1% đến 0,2% so với khi gửi tại quầy.
Từ nay đến cuối năm lãi suất tiết kiệm có giảm?
Trên thực tế, mặt bằng lãi suất huy động xuống thấp là một trong những yếu tố khiến người dân liên tiếp rút tiền tiết kiệm ngân hàng trong 2 tháng 8 và 9/2021. Chỉ trong hai tháng trên, tổng số dư tiền gửi, tiết kiệm của người dân tại các ngân hàng lại diễn biến trái chiều khi liên tục đi xuống trong hai tháng liên tiếp. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến cuối tháng 9/2021, tổng số dư tiền gửi của người dân giảm tới 2.459 tỉ đồng so với cuối tháng 7/2021.
Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, việc các ngân hàng lần lượt giảm mạnh lãi suất huy động vốn là yếu tố khiến nhiều người rút tiền chuyển sang kênh đầu tư khác.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và các chuyên gia nhìn nhận, nếu lãi suất huy động quá thấp, người dân sẽ rút tiền mua nhà, mua vàng, có thể dẫn đến bất ổn.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú mới đây cho biết, lãi suất tiết kiệm thời gian qua giảm mạnh khiến tốc độ tăng trưởng huy động thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng cho vay nên các ngân hàng không thể đặt ra bài toán giảm thêm lãi suất đầu vào để giảm lãi suất cho vay.
“Theo mức lạm phát giả định 3%, ngân hàng cần duy trì mức lãi suất tiết kiệm tối thiểu như hiện nay để đảm bảo lợi ích của người gửi tiền. Tùy vào độ chênh lệch lãi suất cho vay và tiết kiệm tại từng ngân hàng nhưng bình quân ở mức 2 - 2,5%/năm là con số hợp lý”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết.
Trong khi đó, các chuyên gia phân tích của chứng khoán BVSC nhận định, "các tác động của dịch Covid-19 cùng với việc lãi suất tiết kiệm liên tục giảm đã khiến cho tiền nhàn rỗi trong cư dân chảy vào các kênh có khả năng sinh lời cao hơn như bất động sản hay chứng khoán và giảm tiền gửi tại hệ thống ngân hàng".
Tuy nhiên, thời gian qua, các ngân hàng thương mại đã liên tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Nhưng 3 tháng cuối năm thường là cao điểm cho vay tại các ngân hàng do nhu cầu vốn vay phục vụ tiêu dùng và sản xuất tăng đột biến, nên rất khó đặt vấn đề tiếp tục lãi suất huy động để có thể giảm thêm lãi suất cho vay.
Bà Bùi Thúy Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN cũng cho rằng, với bối cảnh lạm phát năm 2021, việc tiếp tục hạ lãi suất huy động thời gian tới không khả thi, có thể gây xáo trộn lớn cho nguồn vốn, ảnh hưởng đến thanh khoản toàn hệ thống.
Trong khi ngân hàng muốn ổn định thì vẫn phải có nguồn tiền gửi để cho vay. Do đó, phải duy trì được đầu vào, ổn định lãi suất, đảm bảo lợi ích người gửi tiền.
Về rủi ro lạm phát, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN cho biết, NHNN dự kiến năm 2022 có áp lực lớn do độ mở của nền kinh tế và áp lực rủi ro lạm phát nhập khẩu. Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), các tổ chức quốc tế đã có cảnh báo khoảng 3,5 - 4%, rủi ro lạm phát vượt 4% sẽ phụ thuộc giá cả thế giới. Lạm phát ở các nước phát triển đang ở mức kỷ lục nên NHNN phải chuẩn bị các kịch bản cần thiết.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận