24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Mai Lệ Xuân
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Khủng hoảng sữa bò khắp thế giới

Anh em biết mã nào chưa?

Nhiệt độ gia tăng đang cản trở hoạt động sản xuất sữa, cũng như khiến các loại cây trồng dành gia cho súc bị khô kéo. Những yếu tố này làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm và tăng giá sữa.

Sản lượng giảm đáng kể

Nắng nóng và hạn hán đang gây căng thẳng cực độ cho đàn bò sữa trên khắp thế giới, làm cạn kiệt sản lượng sữa và đe doạ tới nguồn cung mọi thứ, từ bơ đến sữa bột dành cho trẻ em, về lâu dài.

Sản lượng sữa được dự báo giảm gần nửa triệu tấn trong năm nay tại quốc gia xuất khẩu sữa lớn Australia, nguyên nhân là nông dân bỏ trang trại sau nhiều năm chịu áp lực từ các đợt nắng nóng. Còn ở Ấn Độ, nông dân nuôi bò ở quy mô nhỏ cũng đang xem xét cẩn thận việc đầu tư mua các thiết bị làm mát cho trang trại của họ. Tại Pháp, các nhà sản xuất phải tạm dừng sản xuất một loại pho mát chất lượng cao do những cánh đồng trở nên khô cằn, khiến đàn bò không có cỏ để gặm.

Một số khu vực sản xuất sữa lớn nhất thế giới không còn chào đón du khách tới thăm các đàn bò trong bối cảnh biến đổi khí hậu gây ra tình trạng thời tiết khắc nghiệt. Bò không sản xuất được nhiều sữa dưới áp lực của nhiệt độ gia tăng, còn hạn hán và giông bão đã phá huỷ các loại cây trồng được dùng làm thức ăn cho bò.

Riêng ở Mỹ, một số nhà khoa học ước tính biến đổi khí hậu sẽ khiến ngành công nghiệp sữa tiêu tốn 2.2 tỷ USD mỗi năm tính đến cuối thế kỷ này - một cú sốc tài chính không hề dễ dàng đối với một ngành vốn đã chật vật kiếm tiền trong thời gian gần đây. Nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vẫn ở mức cao, ngành công nghiệp sữa và thịt sẽ mất 39.94 tỷ USD mỗi năm, theo một nghiên cứu.

Trong khi đó, tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh ở nhiều quốc gia đang phát triển, kích thích nhu cầu đối với các mặt hàng sữa lên cao. Tuy nhiên, chính sách áp dụng cho ngành sữa lại không tạo được động lực để nông dân ở một số khu vực mở rộng sản xuất.

Tất cả yếu tố này dẫn đến tình trạng giá cả tăng mạnh và nguy cơ thiếu hụt các mặt hàng chủ lực như pho mát kem hay sữa chua.

Mary Ledman, chiến lược gia ngành sữa toàn cầu tại Rabobank, cho biết: “Biến đổi khí hậu làm tăng thêm sự bất ổn cũng như thay đổi trong nguồn cung sữa, và điều này tác động trực tiếp đến tình trạng mất an ninh lương thực thế giới”.

Đàn bò căng thẳng

Bất chấp những nỗ lực tốn kém để giữ đàn bò được mát mẻ, những người chăn nuôi bò sữa vẫn không thể tránh khỏi tác động của tình trạng nhiệt độ toàn cầu gia tăng.

Tom Barcellos, người đã nuôi bò suốt 45 năm qua ở Tipton, California, đã lắp đặt một hệ thống làm mát phức tạp tại trang trại của mình, với quạt và máy phun sương có thể xoay chiều. Nhưng ông nhận thấy để nhiệt độ cao vào ban đêm có thể làm giảm sản lượng sữa.

“Nếu bạn để nhiệt độ cao hơn vào buổi tối, nó sẽ khiến bò căng thẳng hơn một chút, và bạn có thể mất 15%, thậm chí 20% sản lượng sữa trong những trường hợp tồi tệ nhất”, Barcellos, người sở hữu 1.800 con bò, cho biết.

Khủng hoảng sữa bò khắp thế giới

Tom Barcellos và trang trại bò sữa của ông.

Câu chuyện tương tự xảy ra ở phía bên kia thế giới, nơi Sharad Bhai Harendra Bhai Pandya và anh trai của mình có hơn 40 con bò ở bang Gujarat, miền tây Ấn Độ. Pandya nuôi gia súc trong một cái chuồng có hệ thống phun sương, hệ thống này bơm nước vào và chuyển nó thành sương mù. Nhưng anh vẫn thấy sản lượng sữa tại trang trại của mình giảm hơn 30% trong cái nóng oi ả của mùa hè.

Ranu Bhai Bharvad, một nông dân chăn nuôi bò sữa ở Ấn Độ, thậm chí không có nơi trú ẩn cho đàn 35 con của mình. Đàn gia súc của ông chỉ có bóng râm của cây neem để chống chọi với nắng nóng. Ông Bharvad cho biết gia đình không có đủ khả năng để xây chuồng cho đàn gia súc.

Bharvad không phải là người duy nhất như vậy. Ấn Độ đến nay vẫn là nhà sản xuất sữa lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/4 tổng nguồn cung. Sản lượng khổng lồ của quốc gia này phần lớn đến từ hàng chục triệu hộ nông dân chăn nuôi quy mô nhỏ, những người đang phải nuôi đàn bò có số lượng khiêm tốn.

Amul Dairy, công ty mua sữa từ Bharvad và những nông dân khác như ông, đang cố gắng tìm cách giải quyết những thách thức này để bảo vệ nguồn cung sữa.

RS Sodhi, CEO của Gujarat HTX Milk Marketing Federation – công ty sở hữu thương hiệu sữa Amul, cho biết: “Vào mùa đông, khi sản lượng nhiều hơn, chúng tôi dự trữ sữa thừa ở dạng bột để phòng trường hợp thiếu hụt trong mùa hè”.

Hạn hán ở Australia

Australia từng đưa ra một dự đoán về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên ngành công nghiệp sữa toàn cầu. Là một quốc gia sản xuất sữa lớn, Australia lại đang chứng kiến sản lượng sữa giảm mạnh, với thị phần thương mại sữa toàn cầu của họ giảm từ 16% trong những năm 1990 xuống còn khoảng 6% vào năm 2018.

Khủng hoảng sữa bò khắp thế giới

Ngành sữa của nước này giảm quy mô do Australia phải trải qua nhiều đợt nắng nóng khắc nghiệt, bao gồm cả đợt hạn hán kéo dài từ năm 1997 đến năm 2010 và từ năm 2017 đến năm 2020. Đợt nắng nóng tồi tệ gần đây nhất của Australia đã đẩy giá nước và thức ăn gia súc lên cao, vắt kiệt lợi nhuận của nông dân. Đó cũng là nguyên nhân gây ra làn sóng rút lui ồ ạt ra khỏi ngành sữa.

Số lượng trang trại chăn nuôi bò sữa tại Australia giảm gần 3/4 trong giai đoạn 1980 – 2020.

Nate Donnay, giám đốc tiếp thị sữa của StoneX Group Inc., cho biết: “Nếu nói về khoảng thời gian từ 5 đến 15 năm tới, chúng ta sẽ thấy sản lượng sữa có thể đã đạt đỉnh và chững lại ở những vùng thiếu nước. Trong 15 đến 30 năm nữa, sản lượng ở những khu vực đó sẽ giảm dần”.

Những điều này có thể đồng nghĩa với việc giá sữa sẽ cao hơn, hoặc thậm chí là thiếu hụt một số sản phẩm sữa.

Melvin Medeiros, một nông dân tại bang sản xuất sữa hàng đầu của Mỹ, California, cho biết thời tiết khắc nghiệt có thể sẽ định hình lại hoạt động chăn nuôi ở California trong thập kỷ tới. Ông dự đoán số lượng đàn bò và diện tích đất dành cho nuôi bò đều sẽ giảm xuống.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả