Khơi thông và tạo hiệu ứng tích cực cho thị trường bất động sản nhà ở nhờ tăng trường tín dụng
Các luật mới như Luật Đất đai, Luật Nhà ở… có hiệu lực từ ngày 01/8 sẽ giúp khơi thông và tạo hiệu ứng tích cực cho thị trường bất động sản nhà ở, thúc đẩy tăng trường tín dụng mạnh mẽ hơn.
Ông Phạm Như Ánh – Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã có những chia sẻ về tình hình tăng trưởng tín dụng, đặc biệt tín dụng bất động sản và kế hoạch hoàn thành mục tiêu năm 2024 của MB.
Tình hình cho vay bất động sản tại của các ngân hàng hiện nay như thế nào, thưa ông?
Ông có thể giải thích nguyên nhân tín dụng bất động sản lại có sụt giảm như vậy?
Lĩnh vực khó khăn thứ hai là bất động sản nghỉ dưỡng. Sau đại dịch COVID-19, mảng bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa được phục hồi. Lượng khách du lịch tuy phục hồi một phần so với trước thời điểm dịch, nhưng lượng cung của bất động sản nghỉ dưỡng quá lớn. Do đó, bây giờ mảng này cũng đang gặp nhiều khó khăn.
Bất động sản khu công nghiệp có thể nói là điểm sáng của 6 tháng đầu năm. Cơ bản, các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp đều tăng trưởng được. Các dự án bất động sản khu công nghiệp cơ bản cũng được tháo gỡ các vướng mắc về mặt pháp lý. Vừa rồi, Ngân hàng Nhà nước đã hạ thấp hệ số rủi ro tín dụng bất động sản công nghiệp từ 200% xuống 160% nhằm khuyến khích các ngân hàng đẩy mạnh cho vay. MB cũng là một ngân hàng cho vay nhiều trong mảng bất động sản khu công nghiệp. Sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam cũng có tác động tốt lên mảng này.
Đối với bất động sản các dự án nhà ở thì mấy năm nay vẫn nói nhiều về câu chuyện pháp lý. Vừa qua, Chính phủ cũng như các bộ, ban, ngành cũng đang tập trung tháo gỡ vấn đề này, tuy nhiên, vẫn là đang trong quá trình thôi, mặc dù cũng đã tháo gỡ được một phần nào. Quá trình này phụ thuộc nhiều vào các luật mới như Luật Đất đai, Luật Nhà ở…, có hiệu lực từ ngày 01/8. Tôi nghĩ sau khi luật có hiệu lực, hàng loạt các vấn đề sẽ được tháo gỡ, hi vọng trong nửa cuối năm 2024, lĩnh vực bất động sản các dự án nhà ở sẽ được tháo gỡ, lúc đó sẽ tạo một hiệu ứng chung cho thị trường bất động sản.
Chúng tôi kỳ vọng, người dân sẽ bắt đầu mua nhà, đổi nhà, như thế cho vay của các ngân hàng sẽ tăng trưởng tốt hơn.
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng của MB trong năm nay là 15%, nhưng đã qua gần nửa chặng đường rồi mới chỉ được 4,5%. Làm sao để MB hoàn thành được mục tiêu trong năm nay?
Khi đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng, điều mà MB và các ngân hàng kỳ vọng trước hết là sức hấp thụ của nền kinh tế. Ngoài sức hấp thụ của nền kinh tế, bây giờ các ngân hàng đều có các giải pháp tổng hợp, không có giải pháp duy nhất nào để đảm bảo tăng trưởng tín dụng và hấp thụ thị trường.
Đến nay, các ngân hàng cũng đã giảm lãi suất sâu nhất, có lẽ là thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Giá thấp thì cầu sẽ tăng. Và để giảm lãi suất, các ngân hàng tiếp tục tiết giảm chi phí để giải quyết khâu về giá.
Về vấn đề liên quan thủ tục, các ngân hàng cũng tiếp tục tinh chỉnh các quy trình thủ tục. Đặc biệt, MB sẽ dựa vào nền tảng App MBBank cho khách hàng cá nhân và BIZ MBBank cho khách hàng doanh nghiệp để tiếp tục cho vay và phê duyệt tự động. MB bây giờ đang tập trung các tiến trình end-to-end, mang đến cho khách hàng các trải nghiệm tự động hóa trên các ứng dụng số của MB. Việc này sẽ giúp rút ngắn quy trình và giảm sự can thiệp của con người trong quá trình ra quyết định, từ đó khách hàng có thể chủ động hơn. Tham vọng của MB là cung cấp được các sản phẩm tín dụng đến khách hàng một cách nhanh nhất với một trải nghiệm tốt nhất.
Cuối cùng là phát triển các sản phẩm, quy trình theo các luật mới và chính sách mới. Khi các luật mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, điều này sẽ có tác động rất lớn đến khách hàng, do đó chúng tôi cần tinh chỉnh các quy trình, sản phẩm theo luật theo luật và các thông tư, nghị định sẽ ban hành để tháo gỡ các điểm nghẽn, điểm khó. Từ đó có thể phục vụ và mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Xin cảm ơn ông!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận