Khó khăn chưa dứt với BCM
Được mệnh danh là “ông trùm” bất động sản khu công nghiệp (KCN) tại Bình Dương và nhiều tỉnh, thành khác, nhưng Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC, HoSE: BCM) vẫn đối mặt nhiều khó khăn.
Sau 6 tháng đầu năm 2024, BCM mới thực hiện được 22% kế hoạch lợi nhuận năm. Đây là thách thức lớn đối với BCM trong việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2024.
Sở hữu đất vàng KCN
BCM sở hữu quỹ đất KCN lớn tại Bình Dương BCM đang vận hành 6 KCN (KCN Mỹ Phước 1, KCN Mỹ Phước 2, KCN Mỹ Phước 3, KCN Thới Hoà, KCN Bàu Bàng và KCN Bàu Bàng mở rộng). Tổng diện tích đất của các KCN hiện hữu hơn 4.000 ha, đất cho thuê KCN hơn 2.900 ha, diện tích cho thuê còn lại khoảng 350 ha. Đến nay, tiến độ đầu tư hạ tầng tại các KCN này đạt trên 95% với tỷ lệ lấp đầy đạt 88%.
Về dự án KCN Cây Trường, đây là dự án có quy mô 700 ha, diện tích đất thương phẩm 490 ha. Dự án đã được phê duyệt quy hoạch 1/2000 và đang chờ phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư. Đầu tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là nội dung pháp lý quan trọng để BCM hoàn thiện hồ sơ dự án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nhiều chuyên gia kỳ vọng dự án này sẽ được chấp thuận vào năm sau và đem lại dòng tiền cho BCM trong 2-3 năm tới.
Những năm trước đây, BCM chủ yếu tập trung khai thác, phát triển KCN và khu dịch vụ đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên để đáp ứng cho xu thế phát triển mới, BCM đang triển khai các dự án mới ở các tỉnh, thành khác như Bình Phước, Bình Định và Tây Ninh.
Thách thức còn lớn
Trong quý 2/2024, BCM ghi nhận doanh thu thuần gần 1.162 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn giảm sâu hơn nên sau khấu trừ chi phí, lãi gộp còn gần 700 tỷ đồng, giảm 4%.
Kế hoạch kinh doanh năm 2024 của BCM là khá thách thức,
Trong khi đó, doanh thu hoạt động tài chính của BCM đạt gần 134 tỷ đồng, gấp 13 lần cùng kỳ, do có lãi hợp tác kinh doanh hơn 123 tỷ đồng. Ngoài ra, BCM lãi hơn 455 tỷ đồng từ liên doanh, liên kết, gấp 5 lần cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, BCM lãi ròng gần 381 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, lãi ròng của BCM đạt hơn 513 tỷ đồng, gấp hơn 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, với mục tiêu tham vọng lợi nhuận sau thuế 2024 ở mức 2.350 tỷ đồng, BCM mới thực hiện được 22% kế hoạch lợi nhuận năm nay.
Trước thực trạng trên, MBS đánh giá kế hoạch kinh doanh năm 2024 của BCM là khá thách thức khi mảng KCN bàn giao đất chậm và mảng BĐS nhà ở chịu ảnh hưởng bởi thị trường chung, chưa có dấu hiệu cải thiện.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng lương công nhân sản xuất cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam. Năm 2023, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng lương công nhân sản xuất là 5,5% so với cùng kỳ, cao hơn Philippines, Malaysia, Trung Quốc và Thái Lan. Ngoài ra, việc EVN có thể tiếp tục tăng giá bán điện trong tương lai sẽ ảnh hưởng đến lợi thế về chi phí của Việt Nam trong thu hút FDI.
Đặc biệt, việc BCM có tỷ lệ nợ vay nhất so với các doanh nghiệp niêm yết trong ngành bất động sản KCN cũng tiềm ẩn rủi ro tài chính cho doanh nghiệp này.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường