Hệ quả của tăng giá điện: Tăng giá điện làm tăng lạm phát và chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất
Mới đây đã có quyết định chính thức tăng giá điện bán lẻ bình quân. Bắt đầu từ 3/2, khung giá bán lẻ sẽ thay đổi với mức tối thiểu là 1.826,22 đồng và tối đa là 2.444,09 đồng/kWh
Hệ quả của việc này sẽ tác động thế nào tới nền kinh tế
- Đối với kinh tế, giá điện tăng cùng với nhiều loại hàng hóa kéo theo tăng giá sẽ tăng áp lực lạm phát trong năm. Thực tế từ trước tới nay, giá điện luôn luôn là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất tới giá hàng hóa. Vậy điều này sẽ kéo theo vấn đề lạm phát gia tăng.
- Đối với các doanh nghiệp điện trên sàn chủ yếu là sản xuất điện bán cho EVN: Bản chất thì EVN độc quyền mua điện nên khung giá và cơ chế giá không thay đổi, do đó ngắn hạn không được lợi gì từ việc giá điện tăng. Tuy nhiên, 1 tác động về mặt xa hơn có thể sẽ giúp các nguồn điện giá cao như điện tái tạo, điện khí, điện than được tăng huy động cũng như các dự án điện khí mới dễ triển khai. Cũng trong năm nay, quy hoạch điện VIII nếu được thông qua sẽ là một cú hích rất lớn đối với nhóm năng lượng tái tạo.
- Đối với doanh nghiệp sản xuất khác: Giá điện tăng dĩ nhiên làm tăng chi phí đầu vào, đặc biệt một số ngành sử dụng điện lớn như hóa chất, Thép thô, tôn mạ,... Điều này sẽ vô tình khiến gia tăng áp lực chi phí, buộc các doanh nghiệp phải đưa ra kế sách để thích nghi dần với quyết định này. Sẽ lại là một khó khăn tạm thời
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận