menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Minh Nhật

Giao dịch bán ròng VPB của khối ngoại đã đến hồi kết?

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài hay thường được gọi là “room ngoại” của các ngân hàng thương mại là một trong những thông tin trọng yếu, được quan tâm rất lớn từ thị trường vì điều này liên quan đến tầm nhìn dài hạn của ban lãnh đạo ngân hàng cũng như ảnh hưởng rất lớn đến thị giá cổ phiếu.

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng thương mại đều chủ động khóa room ngoại dưới mức quy định (30%) và để dành lại một phần room ngoại nhằm 2 mục đích chính: Thực hiện phát hành cho các cổ đông chiến lược khi điều kiện thuận lợi; Làm “của đề dành” khi ngân hàng có nhu cầu tăng vốn nhằm đáp ứng các nhu cầu tăng trưởng hoặc quy định về an toàn vốn của ngân hàng thương mại.

Thanh khoản VPB bùng nổ với kỳ vọng nâng room ngoại?

Trong thời gian gần đây, khi câu chuyện tăng vốn càng lúc càng hấp dẫn, hàng loạt các ngân hàng đang có động thái phát hành thêm cho cổ đông chiến lược nhằm gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu đảm bảo kế hoạch tăng trưởng dài hạn.

VPBank (HOSE: VPB) là một trong những ngân hàng có triển vọng tích cực nhất trong cuộc đua tăng vốn khi tiến hành gia tăng vốn chủ sở hữu bằng cách chuyển nhượng hơn 49% vốn điều lệ FE Credit cũng như công bố thông tin liên quan đến phát hành riêng lẻ tối đa 15% vốn điều lệ cho cổ đông chiến lược nước ngoài.

Dù vậy, với việc VPBank khóa room ngoại với tỷ lệ 15% khiến cho dòng vốn nhà đầu tư nước ngoài vào VPB đang ở trạng thái bán ròng và thanh khoản của cổ phiếu cũng phần nào bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên trong ngày 17/12 vừa qua, ngân hàng đã có thông báo chính thức về việc lấy ý kiến cổ đông về việc nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên đến 17,5% từ mức 15% (tỷ lệ đủ để VPBank có thể thực hiện Phương án phát hành thêm như trên). Nếu được thông qua, đây được xem là một động thái được kỳ vọng thay đổi thậm chí đảo ngược đà bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài, từ đó có thể gia tăng cầu cổ phiếu ngân hàng này.

Giao dịch bán ròng VPB của khối ngoại đã đến hồi kết?
Nguồn: FiinPro

Cụ thể, đối với các nhà đầu tư nước ngoài đã nắm giữ VPB từ những ngày đầu niêm yết, thời điểm hiện tại được xem là thời điểm tái cơ cấu danh mục sau hơn 3 năm nắm giữ nhằm đảm bảo cơ cấu danh mục theo quy định của các quỹ.

Do đó, áp lực bán đối với VPB là vẫn còn, tuy nhiên, với việc ngân hàng này thông báo nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên 17,5% và cho phép khối ngoại được giao dịch sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài khác có cơ hội gia tăng thêm vị thế đối với cổ phiếu cũng như các nhà đầu tư nước ngoài mới tham gia vào bằng các giao dịch khớp lệnh cũng như thỏa thuận với khối lượng lớn.

Khi đó, với việc hầu hết các ngân hàng thương mại đều đang trong tình trạng “full” room ngoại, việc nâng room của VPB sẽ là một cách đáp ứng cho lượng cầu rất lớn ngoài thị trường, qua đó sẽ sẽ có tác động tích cực đến thanh khoản và qua đó là thị giá cổ phiếu VPB trong thời gian tới.

Kế hoạch phát hành thêm cho cổ đông chiến lược đang diễn ra theo đúng tiến độ

Việc nâng room ngoại của các ngân hàng thương mại luôn đi kèm với tầm nhìn dài hạn cùng những mục tiêu cụ thể. Do đó, những nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cổ phiếu VPB trong thời gian này sẽ có khả năng nhận được mức sinh lợi lớn trong trung dài hạn dựa trên (i) xu thế dòng tiền được nhận định sẽ chảy mạnh vào ngành ngân hàng trong giai đoạn phục hồi của nền kinh tế, đặc biệt là các ngân hàng bán lẻ có tính năng động cao như VPBank; (ii) VPBank đã xây dựng được giá trị nội tại vững mạnh dựa trên chiến lược kinh doanh hiệu quả được chứng minh qua những con số cực kỳ ấn tượng, cùng với động thái gia tăng vốn chủ sở hữu sẽ giúp gia tăng hơn nữa đà tăng trưởng của ngân hàng này trong giai đoạn hậu COVID-19.

Một trong những mục tiêu rõ ràng và quyết liệt nhất của ban lãnh đạo ngân hàng đề ra đó là gia tăng quy mô vốn chủ sở hữu trong thời gian tới với mục tiêu trở thành ngân hàng đi đầu về Vốn điều lệ cũng như nằm trong top các ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất toàn ngành.

Giao dịch bán ròng VPB của khối ngoại đã đến hồi kết?
Nguồn: FiinPro

Trong giai đoạn hơn 10 năm qua VPBank đã có tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu đi đầu ngành với mức tăng trưởng kép hàng năm hơn 26%, đưa vốn chủ sở hữu của VPB tại thời điểm cuối năm 2020 lớn hơn 10 lần so với thời điểm đầu năm 2011.

Ban lãnh đạo ngân hàng từng bước thực hiện mục tiêu về vốn chủ sở hữu khi công bố hoàn tất thương vụ chuyển nhượng 49% vốn điều lệ FE Credit vào ngày 28/10/2021.

Theo ước tính, mức vốn chủ sở hữu của VPBank vào thời điểm cuối năm 2021 sẽ đạt khoảng 90 nghìn tỷ đồng, chính thức lọt vào những ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu lớn nhất.

Ngoài ra, VPB cũng đã phát hành cổ phiếu chia cổ tức và nâng vốn điều lệ với tỷ lệ 10:8 trong tháng 10/2021, đưa mức vốn điều lệ hiện tại của VPB lên hơn 45 nghìn tỷ đồng. Quan trọng hơn, kế hoạch đầy tham vọng phát hành thêm cho cổ đông chiến lược nhằm hoàn thành mục tiêu trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất ngành đang được thực hiện với tiến độ được giữ vững, kỳ vọng hoàn tất trong quý 1/2022.

Nguồn vốn mới sẽ giúp cho ngân hàng có nền tảng vững chắc hơn nữa cho sự phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch cũng như có cơ sở để mở rộng hoạt động sang các mảng đầy tiềm năng khác như quản lý tài sản, ngân hàng đầu tư.

Theo ước tính, mức CAR theo Basel II của VPBank sẽ thuộc nhóm dẫn đầu ngành ngân hàng vào thời điểm cuối năm 2021. Đây là một trong những điều kiện rất quan trọng trong việc được gia tăng hạn mức hoạt động, trong đó có hạn mức tín dụng từ NHNN, giúp VPBank có được tăng trưởng cao hơn trong tương lai.

Theo các chuyên gia phân tích của MBS, trong tháng 11/2021, NHNN đã nâng hạn mức tín dụng của nhiều ngân hàng thương mại trong đó VPBank được tăng lên trên mức 17%, và sẽ còn xem xét trong quý cuối năm 2021, đặc biệt sau khi các kế hoạch tăng vốn của VPBank đang diễn ra theo đúng kế hoạch.

Vào đầu tháng 12/2021, VPBank vừa được tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s Investors Service (Moody’s) nâng mức đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) từ B1 lên Ba3, ngang với xếp hạng quốc gia Moody’s dành cho Việt Nam, với triển vọng tích cực và đồ dày vốn là một trong những yếu tố chính trong của kết quả đánh giá này.

Như vậy, có thể thấy việc nâng room ngoại ở thời điểm hiện tại có thể giúp đáp ứng phần nào cầu cổ phiếu VPB của nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời đảm bảo cho việc phát hành vốn cho cổ đông chiến lược được diễn ra theo đúng kế hoạòa, qua đó, những giá trị mà VPB đã xây dựng trong hơn 10 năm qua sẽ tiếp tục được duy trì và đảm bảo động lực tăng trưởng theo đúng tầm nhìn dài hạn ban lãnh đạo ngân hàng đã vạch ra.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
4 Yêu thích
5 Bình luận 10 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại