Giá vật liệu hôm nay 3/7: Giá thép cuối tuần tiếp tục giảm mạnh
Ngày 3/7, ghi nhận các thương hiệu thép trong nước không có biến động; trên Sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép cuối tuần hạ xuống mức 4.268 nhân dân tệ/tấn.
Giá thép giao kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải cuối tuần này giảm 53 nhân dân tệ, xuống mức 4.268 nhân dân tệ/tấn.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do dịch Covid-19 khiến các hoạt động kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, bất động sản ở Trung Quốc chậm lại, ngành thép rơi vào tình trạng cung vượt cầu.
Theo Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc, trong tháng 5 sản lượng sản phẩm thép thô và thép thành phẩm tính theo ngày của Trung Quốc đã tăng 1 - 3%. Cung bắt đầu tăng trong khi nhu cầu vẫn giảm.
Trong tháng 5, tiêu thụ thép thô của Trung Quốc đã giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Cầu nhỏ hơn cung khiến các nhà máy thép đang khá thê thảm bởi áp lực giá thép giảm.
Ngày 3/7, ghi nhận các thương hiệu thép trong nước không có biến động; trên Sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép cuối tuần hạ xuống mức 4.268 nhân dân tệ/tấn.
Được biết, Việt Nam đứng trong top 15 thế giới cả về sản lượng thép thô làm ra, lượng thép xuất khẩu cũng như lượng thép nhập khẩu trong năm 2021.
Số liệu do Hiệp hội Thép Thế giới (WSA) mới công bố cho thấy tổng sản lượng thép thô toàn cầu trong năm 2021 là hơn 1,95 tỷ tấn, tăng trưởng 3,8% so với năm trước và là mức cao nhất trong lịch sử. Lượng thép sản xuất ra trong năm vừa qua cao gấp đôi năm 2003 và gấp hơn 10 lần năm 1950.
Sản lượng thép của Trung Quốc giảm nhẹ xuống còn 1,03 tỷ tấn nhưng vẫn đủ để tiếp tục thống trị thị trường toàn cầu với thị phần sản xuất 52,9%.
Lượng thép mà Trung Quốc sản xuất ra lớn gấp 8,7 lần quốc gia xếp thứ 2 là Ấn Độ. Việt Nam xếp ở vị trí thứ 13 toàn thế giới với 23 triệu tấn thép thô xuất xưởng. Bảng thống kê dưới đây cho thấy Việt Nam lần lượt xếp thứ 14 và 13 trong danh sách các quốc gia/vùng lãnh thổ xuất khẩu và nhập khẩu thép nhiều nhất thế giới.
Việt Nam đứng trong top 15 thế giới cả về sản lượng thép thô làm ra, lượng thép xuất khẩu cũng như lượng thép nhập khẩu.
Trung Quốc với năng lực sản xuất thép khổng lồ đã dễ dàng dẫn đầu danh sách xuất khẩu với sản lượng hơn 66,2 triệu tấn năm 2021. Ngoài ra, đất nước tỷ dân này cũng nhập khẩu 27,8 triệu tấn thép. Nga và Ukraine đều góp mặt trong top 15 sản xuất và xuất khẩu thép năm ngoái.
Ở cấp độ doanh nghiệp, tập đoàn China Baowu Group tiếp tục vô địch thế giới về lượng thép thô sản xuất với xấp xỉ 120 triệu tấn. Sản lượng của riêng China Baowu đã lớn hơn tổng sản lượng của nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới là Ấn Độ.
Tập đoàn ArcelorMittal có trụ sở ở Luxembourg giữ vững vị trí số 2 với sản lượng 79,3 triệu tấn, lớn hơn tổng sản lượng thép của nước Nga. Tập đoàn Ansteel Group của Trung Quốc từ vị trí số 7 nhảy vọt lên số 3.
Việt Nam có hai đại diện trong top 100 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới là Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) xếp thứ 59 và Formosa Hà Tĩnh đứng thứ 61.
Giá vật liệu trong nước hôm nay 3/7
Trong vòng chưa đầy 2 tháng trở lại đây, giá thép trong nước đã có 7 lần điều chỉnh giảm với tổng mức giảm khoảng gần 3 triệu đồng/tấn, hiện đang dao động trong khoảng 16,6 - 17 triệu đồng/tấn do giá quặng sắt liên tục lao dốc. Tuy nhiên, trái ngược với sắt thép, giá một số vật liệu xây dựng khác vẫn đang trên đà tăng mạnh. Điển hình là xi măng đã có 3 lần tăng giá kể từ đầu năm 2022 sau khi giá than đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái do nguồn cung thắt chặt. Giá cát bê tông cũng tăng lên hơn 20% so với hồi đầu tháng 6/2021. Các vật liệu xây dựng khác như gạch, đá cũng biến động tăng nhẹ so với năm trước.
Về thị trường thép trong nước, giá thép hôm nay (3/7), giá thép giữ nguyên sau khi điều chỉnh vào ngày 27/6. Nhiều doanh nghiệp thông báo hạ giá sản phẩm thép với mức giảm đến 300.000 đồng/tấn và là lần giảm thứ 7 liên tiếp kể từ ngày 11/5. Tổng mức giảm giá thép lên đến gần 3 triệu đồng/tấn.
Nhiều doanh nghiệp thông báo hạ giá sản phẩm thép với mức giảm đến 300.000 đồng/tấn và là lần giảm thứ 7 liên tiếp kể từ ngày 11/5.
Về thị trường thép trong nước, giá thép hôm nay (3/7), giá thép giữ nguyên sau khi điều chỉnh vào ngày 27/6.
Về thị trường thép trong nước, giá thép hôm nay (3/7), giá thép giữ nguyên sau khi điều chỉnh vào ngày 27/6.
Theo đó, tại khu vực miền Bắc, Hòa Phát điều chỉnh giảm 150.000 đồng/tấn và 300.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại này còn 16,5 triệu đồng/tấn và 16,8 triệu đồng/tấn.
Với thép Việt Ý, CB240 và D10 CB300 giảm lần lượt 150.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn xuống còn 16,36 triệu đồng/tấn và 16,77 triệu đồng/tấn.
Về thép Việt Đức, hai loại thép trên giảm lần lượt 150.000 đồng/tấn và 300.000 đồng/tấn còn 16,36 triệu đồng/tấn và 16,77 triệu đồng/tấn.
Với thép Kyoei, giá hôm nay là 16,26 triệu đồng/tấn và 16,66 triệu đồng/tấn đối với CB240 và D10 CB300 sau khi giảm 200.000 đồng/tấn và 210.000 đồng/tấn theo thứ tự.
Như vậy, trong vòng hơn 6 tuần, giá thép ghi nhận lần giảm thứ 7 với tổng mức giảm đến gần 3 triệu đồng/tấn, tùy từng thương hiệu và loại thép
Nguyên nhân giá thép trong nước quay đầu giảm mạnh sau thời gian tăng nóng được cho là giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng đi xuống. Giá nguyên vật liệu trong sản xuất thép liên tục giảm từ cuối tháng 3 đến nay khiến thị trường thép chững lại.
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát hôm nay, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.800 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Việt Ý, 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 bình ổn giá bán ở mức 16.360 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.770 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.360 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.770 đồng/kg.
Thép VAS (Việt Mỹ) không có biến động, hiện 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.360 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.410 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.560 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.770 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 tạm thời ở mức 16.390 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.600 đồng/kg.
Giá vật liệu hôm nay 3/7
Giá vật liệu hôm nay 3/7
Giá vật liệu hôm nay 3/7
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.800 đồng/kg.
Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 có giá 16.360 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.770 đồng/kg.
Thép VAS với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.360 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.410 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 17.460 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 17.760 đồng/kg.
Giá vật liệu hôm nay 3/7
Giá vật liệu hôm nay 3/7
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.850 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 duy trì mức 17.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.710 đồng/kg.
Thép VAS, với dòng thép cuộn CB240 16.160 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.260 đồng/kg.
Thép Tung Ho với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.540 đồng/kg.
Giá vật liệu hôm nay 3/7
Giá vật liệu hôm nay 3/7
Trong ngắn hạn, ngành nguyên vật liệu xây dựng tại Việt Nam vẫn đang còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu thô nhập khẩu, điển hình nhất là quặng sắt, thép phế liệu, hay than mỡ luyện cốc. Nguồn cung quặng sắt trong nước chỉ đủ đáp ứng 30% nhu cầu tiêu thụ cho sản xuất thép nội địa, trong khi chi phí cho quặng sắt chiếm 20 - 30% giá vốn của thép thành phẩm. Những biến động của giá thế giới sẽ tác động rất nhiều tới ngành nguyên vật liệu xây dựng trong nước và do đó, trực tiếp ảnh hưởng tới hoạt động công nghiệp, đầu tư xây dựng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận