Giá cổ phiếu hồi phục, người nhà Thành viên HĐQT DBD thoái bớt vốn
Gần đây trong phiên 25/02, bà Trịnh Thị Xuân – chị của ông Nguyễn Tiến Hải – Thành viên HĐQT CTCP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (BIDIPHAR, HOSE: DBD) đã thoái phần lớn vốn tại Công ty sau khi bán thành công 2 triệu cp.
Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của bà Xuân giảm từ 4.85% (gần 2.8 triệu cp) xuống còn 1.38% (797,738 cp). Với giá bình quân của cổ phiếu DBD trong phiên 25/02 đạt 53,039 đồng/cp, ước tính cá nhân này thu về hơn 100 tỷ đồng.
Trước đó, từ ngày 19/01-17/02, một người chị khác của ông Hải là bà Nguyễn Thị Thủy cũng đã có động thái bán bớt 192,500 cpđang nắm giữ tại Công ty. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của bà Thủy giảm từ 4.46% (gần 2.6 triệu cp) xuống còn 4.13% (gần 2.4 triệu cp).
Hai chị gái của Thành viên HĐQT DBD có động thái thoái bớt vốn trong bối cảnh giá cổ phiếu DBD sau đà điều chỉnh đã quay đầu tăng trở lại từ cuối tháng 1/2022. Từ mức đáy vừa lập (24/01) đến đầu phiên 04/03, giá cổ phiếu DBD đã tăng gần 7%, về lại mức 52,800 đồng/cp.
Về tình hình kinh doanh, trong năm 2021, DBD ghi nhận doanh thu đạt gần 1,559 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2020. Doanh thu bán dược phẩm vẫn chiếm phần lớn cơ cấu doanh thu của Công ty, tuy nhiên doanh thu bán vật tư y tế mới là động lực tăng trưởng chính của DBD khi đạt 90 tỷ đồng, gấp gần 3 lần năm trước.
Dù doanh thu có mức tăng tốt nhưng do chi phí tăng đáng kể, đặc biệt là chi phí quản lý, lãi ròng của DBD chỉ tăng ở mức 16%, lên gần 184 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh quý 4 và năm 2021 của DBD. Đvt: Tỷ đồng
Tổng tài sản của DBD tại 31/12/2021 ghi nhận gần 1,554 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho lần lượt tăng 22% và 18%, lên gần 504 tỷ đồng và hơn 254 tỷ đồng.
Dù tổng nợ vay tăng 17%, lên 97 tỷ đồng nhưng nhờ không còn ghi nhận khoản cổ tức phải trả cho cổ đông, nợ phải trả của DBD giảm 7%, còn 418 tỷ đồng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận