menu
Fed tìm cách lấp lỗ hổng chính sách sau vụ sụp đổ của SVB
copy link
Kiều Trang
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Fed tìm cách lấp lỗ hổng chính sách sau vụ sụp đổ của SVB

Nhiều khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đảo ngược quyết sách năm 2019 để nới lỏng các quy tắc đối với các ngân hàng hạng trung.

Fed đang tích cực xem xét lấp lỗ hổng chính sách đã giúp một số ngân hàng hạng trung che đậy các khoản lỗ chứng khoán mà họ nắm giữ, một trong những yếu tố gây ra sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) trong tháng 3.

Kế hoạch trên của Fed đang được dẫn dắt bởi ông Michael Barr - Phó chủ tịch phụ trách giám sát. Cơ quan này đang xem xét chấm dứt miễn trừ cho một số ngân hàng thuộc diện phải tăng vốn mà họ dùng cho các mục đích quản lý, những người thạo tin tiết lộ với Wall Street Journal. Theo đó, các ngân hàng sẽ buộc phải chuẩn bị "vốn đệm" để hấp thụ các khoản lỗ tiềm năng.

Các quan chức Fed đang cân nhắc điều chỉnh quy định sau sự sụp đổ đột ngột của hai ngân hàng Silicon Valley Bank và Signature Bank đã làm rung chuyển hệ thống tài chính Mỹ vào tháng trước.

Nếu được thông qua, quy định mới sẽ đi ngược với các quy định nới lỏng mà Fed áp dụng vào năm 2019, đồng thời tăng cường giám sát các ngân hàng hạng trung thông qua việc mở rộng các hạn chế mà hiện chỉ áp dụng cho các công ty lớn và phức tạp nhất.

Được biết, các quan chức Fed đang xem xét mở rộng các hạn chế nghiêm ngặt hơn đối với khoảng 30 công ty có tài sản từ 100 tỷ đến 700 tỷ USD. Đề xuất này có thể được đưa ra ngay sau mùa hè này và mọi thay đổi sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn, có thể trong một vài năm.

Các ngân hàng vùng như US Bancorp, PNC Financial Services Group, Truist Financial Corp. và Capital One Financial Corp. có thể bị ảnh hưởng và phải tăng vốn.

Điều đó có thể buộc họ tiến hành các bước như cắt giảm mua lại, giữ lại nhiều lợi nhuận hơn hoặc huy động vốn mới từ các nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng Mỹ có ý định phản đối những thay đổi quy tắc trên.

Ông Barr đã ám chỉ về một loạt các quy tắc cứng rắn hơn sẽ được đưa ra sau vụ sụp đổ của SVB. Những thay đổi này được Phó chủ tịch Fed kỳ vọng sẽ thúc đẩy khả năng phục hồi của hệ thống tài chính Mỹ. Ngoài ra, Phó chủ tịch Fed lưu ý rằng mức vốn của SVB không nhất thiết phải phản ánh các khoản lỗ chưa thực hiện đối với một số chứng khoán nhất định.

"Chúng tôi đang đánh giá xem liệu việc áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn có thúc đẩy ngân hàng quản trị tốt hơn các rủi ro dẫn đến sụp đổ hay không", Phó chủ tịch Fed thông tin đến các nhà lập pháp Mỹ.

Những thay đổi tiềm năng mà ông Barr đề cập liên quan đến cách mà các ngân hàng khi thực hiện các biện pháp đo lường vốn pháp định phải phản ánh các khoản lãi và lỗ chưa thực hiện đối với các chứng khoán được dán nhãn "sẵn sàng bán" (AFS). Các ngân hàng có quyền tùy chọn bán chứng khoán đó hoặc nắm giữ chúng đến ngày đáo hạn.

Theo các quy tắc hậu khủng hoảng tài chính, các ngân hàng Mỹ có tài sản trị giá hơn 250 tỷ USD phải đưa các khoản lãi và lỗ chưa thực hiện đối với các chứng khoán đó vào tỷ lệ vốn của họ. Thế nhưng, các ngân hàng vùng quy mô nhỏ hơn được phép bỏ qua quy định trên với lý lẽ rằng nó sẽ gây ra quá nhiều biến động trong các chỉ số vốn của họ. Thêm vào đó, năm 2019, các ngân hàng vùng lớn nhất của Mỹ cũng được miễn trừ quy định trên.

Những thay đổi đang được Fed xem xét có thể sẽ đảo ngược quyết sách sau khủng hoảng tài chính, điều đó có nghĩa là các khoản lỗ chưa thực hiện sẽ làm "lõm" mức vốn của các ngân hàng.

Chứng khoán "sẵn sàng bán", vốn đã được miễn trừ, nhưng lại là một trong những yếu tố dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng SVB. Tháng trước, SVB thông báo đã bán ra một lượng chứng khoán với mức lỗ gần 2 tỷ USD, đồng thời cho biết sẽ bán cổ phiếu để huy động vốn.

Động thái trên của SVB làm dấy lên lo ngại về khả năng pha loãng cổ phiếu đối với các cổ đông hiện hữu và càng gia tăng rủi ro lỗ chưa thực hiện trên sổ sách của ngân hàng này đối với các nhà đầu tư. Cổ phiếu SVB sau đó lao dốc và khách hàng đã ồ ạt rút 42 tỷ USD tiền gửi vào một ngày sau đó.

Những khoản lỗ chưa thực hiện của SVB thậm chí còn lớn hơn một rỏ chứng khoán riêng biệt mà ngân hàng này sẽ giữ đến ngày đáo hạn. Tuy nhiên, những khoản lỗ đó đã không được ghi nhận trong báo cáo tài chính hoặc vốn pháp định của SVB.

Những thay đổi mà Fed đang cân nhắc sẽ không áp dụng cho việc xử lý tổn thất đối với những chứng khoán đó, nhưng có thể được giải quyết sau.

Những người ủng hộ Fed thay đổi quy định về mức vốn của các ngân hàng cho rằng điều này sẽ buộc các ngân hàng SVB phải giải quyết vấn đề sớm hơn khi lãi suất bắt đầu tăng và giá trị các khoản nắm giữ giảm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Ảnh đại diện


Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả
Chia sẻ