Dữ liệu lịch sử về đường cong lợi suất và những lần báo hiệu suy thoái kinh tế Mỹ. S&P 500 và những lần FED hạ lãi suất
Phần 1: Đường cong lợi suất và suy thoái kinh tế Mỹ
Thống kê dữ liệu lịch sử về đường cong lợi suất và những lần báo hiệu suy thoái kinh tế Mỹ. S&P 500 và những lần FED hạ lãi suất
Phần 1: Đường cong lợi suất và suy thoái kinh tế Mỹ
Thông thường chúng ta sẽ có lợi suất TP 10 năm cao hơn 2 năm do những phần bù rủi ro yêu cầu cho việc nắm giữ dài hạn. Đường cong lợi suất đảo ngược khi lãi trái phiếu 2 năm cao hơn lãi TP 10 năm.
Tại sao đường cong lợi suất đảo ngược được dùng để dự đoán suy thoái ?
Đường cong lợi suất phản ánh được dự đoán của nhà đầu tư về hành động lãi suất của FED.
Khi kinh tế Mỹ đối mặt với tỷ lệ lạm phát tăng ---> FED cần tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, nhà đầu tư cho rằng việc này ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế trong tương lai ---> Đặt cược rằng FED sẽ giảm lãi suất trong thời gian tới ---> Do đó lãi suất trái phiếu ngắn hạn cao hơn dài hạn (đường cong lợi suất đảo ngược).
Nhưng khi đường cong lợi suất này dương trở lại - tức FED bắt đầu giảm lãi suất, điều đó có nghĩa là nhà đầu tư cho rằng đã đến thời điểm những lo ngại của họ xảy ra, tỷ lệ thất nghiệp tăng, kinh tế suy yếu => Thời điểm suy thoái kinh tế sắp đến.
Tuy nhiên phải nhìn nhận 1 điều rằng đường cong lợi suất đảo ngược không phải là 1 chỉ báo hoàn hảo. Tức là "MỌI CUỘC SUY THOÁI ĐỀU CÓ ĐƯỜNG CONG LỢI SUẤT ĐẢO NGƯỢC TRƯỚC ĐÓ". Nhưng " ĐIỀU ĐÓ KHÔNG CÓ NGHĨA MỌI ĐƯỜNG CONG LỢI SUẤT ĐẢO NGƯỢC ĐỀU XẢY RA SUY THOÁI".
Trong lịch sử, đường cong lợi suất có 1 lần cho tín hiệu giả vào năm 1966, đường cong lợi suất đảo ngược mà không dẫn đến suy thoái. (Theo báo cáo năm 2018 của Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco)
Và trong lịch sử, độ trễ giữa thời điểm đường cong lãi suất dương và thời điểm bắt đầu suy thoái cũng rất khác nhau. Đồng thời, suy thoái chỉ xảy ra khi có chất xúc tác gây tổn hại đến người dân Mỹ. Nhìn lại 5 lần gần nhất
- Tháng 3 năm 2007 nhìn lại: suy thoái bắt đầu 10 tháng sau, vào tháng 1 năm 2008. - suy thoái do sự sụp đổ của thị trường nhà đất, khủng hoảng nợ cho vay dưới chuẩn.
- Tháng 12 năm 2000 nhìn lại: suy thoái bắt đầu 4 tháng sau đó, vào tháng 4 năm 2001 - suy thoái do bong bóng cổ phiếu công nghệ
- Tháng 6 năm 1989 lật ngược lại: suy thoái bắt đầu 13 tháng sau, vào tháng 8 năm 1990 - Cuộc xâm lược Kuwait và cú sốc dầu mỏ
- Tháng 10 năm 1981 nhìn lại: suy thoái bắt đầu 2 tháng trước đó, vào tháng 8 năm 1981 - Hệ lụy của khủng hoảng dầu mỏ, lạm phát cao và lãi suất liên bang lên đến 20%
- Tháng 5 năm 1980 nhìn lại: suy thoái bắt đầu từ 3 tháng trước đó, vào tháng 2 năm 1980.
Trong bối cảnh hiện tại, mặc dù nền kinh tế Mỹ đang trải qua đường cong lãi suất đảo ngược dài nhất từ 1929 chuẩn bị cho 1 cuộc suy thoái nhưng rõ ràng vẫn chưa có chất xúc tác nào kích hoạt nó. Tất cả đều cần phải chờ đợi cho thời gian trả lời.
Phần 2: S&P 500 và những lần FED hạ lãi suất
Thị trường chứng khoán Mỹ sẽ diễn biến thế nào khi Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu hạ lãi suất? Rất khó để có câu trả lời đơn giản
Từ 1929 đến nay, Cục Dự trữ Liên bang đã thực hiện 14 chu kỳ lãi suất, có những lần trùng với suy thoái, có lần không. Trong đó, 86% thời gian, chỉ số S&P 500 ghi nhận lợi nhuận dương 12 tháng, có 2 lần S&P 500 giảm là vào 2001- khủng hoảng công nghệ và 2007- khủng hoảng nợ vay dưới chuẩn bất động sản.
Mặc dù với tệp 14 lần khó có ý nghĩa thống kê nhưng chúng ta cũng có được những dữ liệu đáng tin tưởng rằng: HIỆU SUẤT S&P 500 CHỈ KÉM KHI CÓ KHỦNG HOẢNG XẢY RA. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy các nhóm ngành phòng thủ có hiệu suất tốt trong giai đoạn lãi suất cao như Dược phẩm, ngành hàng thiết yếu và công nghệ (nhờ nền tảng tiền nhiều, khả năng sinh lời tốt). Trong khi các nhóm ngành chu kỳ sẽ được hưởng lợi khi nền kinh tế tăng tốc trong bói cảnh lãi suất giảm.
Tóm lại, vẫn còn khá nhiều bất ổn ở phía trước với đợt cắt giảm lãi suất dự kiến và cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Só liệu trong quá khứ cũng sẽ không nhất thiết tương lai cũng sẽ xảy ra.
Những biến động của nền kinh tế Mỹ thường có tác động lớn đến thu nhập của các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh tế nước ta có tỷ trọng xuất khẩu đóng góp lớn. Luôn theo dõi và cập nhật những thông tin diễn biến thị trường kịp thời sẽ giúp ích cho việc đầu tư.
Cần tư vấn có thể liên hệ em theo thông tin đính kèm
Trương Thanh Thư
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường