Tìm mã CK, công ty, tin tức
![](/ssr-img/default-image/avatar.png)
![](/ssr-img/default-image/avatar.png)
Đọc nhiều
Bình luận nhiều
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong quý 3/2021 vẫn đang sội động với các đợt phát hành của nhóm doanh nghiệp Bất động sản và Ngân hàng. Đáng chú ý, Masterise Group xuất hiện hàng loạt các đợt phát hành giá trị lớn.
Đã có hơn 71 nghìn tỷ đồng phát hành từ đầu tháng 7
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tiếp tục sôi động trong quý 3/2021 sau khi chứng kiến quý 2 tăng trưởng mạnh. Hiện dù chưa hết quý 3/2021, đã có hơn 71.000 tỷ đồng trái phiếu được phát hành riêng lẻ theo thống kê từ hệ thống của HNX. Ngoài ra, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (NVL) cũng ghi nhận vào bức tranh sôi động này với việc phát hành thành công 300 triệu USD tại Singapore.
Trong khi đó, cả quý 2/2021, các doanh nghiệp phát hành 164 nghìn tỷ đồng trái phiếu, gấp 3,66 lần lượng phát hành trong quý 1/2021 và tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong báo cáo dự báo về thị trường trái phiếu quý 3/2021, CTCK SSI cũng nhận định thanh khoản các NHTM vẫn khá dồi dào và NHNN vẫn duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi đợt dịch COVID-19 lần 4. Lãi suất tiền gửi có thể vẫn giữ ở mức thấp và chỉ tăng nhẹ vào cuối năm 2021, lợi tức từ TPDN vẫn hấp dẫn so với kênh đầu tư tiền gửi.
Được biết, trong quý 2/2021, tài sản ròng của hầu hết các quỹ đầu tư trái phiếu giảm nhẹ, ghi nhận quý giảm đầu tiên sau nhiều quý tăng trưởng liên tục trước đó. SSI đã nhận thấy có hiện tượng các NĐT giảm nắm giữ trái phiếu để chuyển sang đầu tư cổ phiếu. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán dự báo sẽ kém thuận lợi hơn so với nửa đầu năm 2021, các NĐT sẽ quay trở lại kênh đầu tư lãi suất cố định để trú ẩn nên nhu cầu đầu tư TPDN sẽ vẫn ở mức cao.
Nổi bật các đợt phát hành trái phiếu liên quan đến Masterise
Xét về các tổ chức phát hành, nhóm Ngân hàng và Bất động sản vẫn luôn so kè. Tính từ đầu tháng 7, BID là tổ chức có tổng giá trị phát hành trái phiếu lớn nhất với gần 9.500 tỷ đồng, kế đến là ACB với 8.000 tỷ đồng.
Điểm đáng chú ý là, thị trường ghi nhận sự bùng nổ các đợt phát hành trái phiếu bất động sản liên quan đến tay chơi mới nổi là Masterise.
Mediterranean Revival Villas (MRVC), công ty có liên quan đến CTCP Tập đoàn Masterise đã có 3 đợt phát hành vào cuối tháng 7 với tổng giá trị là 7.200 tỷ đồng. Mục đích của các đợt phát hành này nhằm nhận chuyển nhượng một phần dự án Dream City tại tỉnh Hưng Yên từ Vinhomes. Được biết, đây là dự án có quy mô gần 445 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 37.994 tỷ đồng (tương đương hơn 1,6 tỷ USD).
Chưa hết, bóng dáng của Masterise còn xuất hiện qua các đợt phát hành của 3 doanh nghiệp: CTCP Hoàng Phú Vương, Osaka Garden và Hoa Phú Thịnh.
Hiện tổ chức có đợt phát hành lớn nhất chính trong quý 3/2021 là Hoàng Phú Vương với kỳ hạn 4 năm, tổng giá trị là 4.670 tỷ đồng. Các đợt phát hành trái phiếu xếp ngay sau cũng đều là các doanh nghiệp liên quan là Osaka Garden và CTCP Hoa Phú Thịnh lần lượt phát hành 3.400 triệu trái phiếu kỳ hạn 1 năm và 3.130 tỷ đồng kỳ hạn 4 năm.
Cả 3 tổ chức đều huy động tiền để triển khai dự án khu đô thị Sài Gòn Bình An của CTCP Đầu tư và phát triển Sài Gòn tại phường An Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM (quận 2 cũ).
Như vậy, thông qua phát hành trái phiếu riêng lẻ, Masterise đã huy động động tổng cộng hơn 18.400 tỷ đồng chỉ riêng trong quý 3/2021.
Hiện Masterise còn đang là tên tuổi với những dự án đang được triển khai như D’ San Raffles tại 22-24 Hàng Bài Hà Nội, Grand Marina, One Central tại TP.HCM.
Yếu tố dịch bệnh khiến môi trường trái phiếu doanh nghiệp thêm rủi ro
Môi trường lãi suất thấp giúp dòng tiền đầu tư cũng tìm đến kênh BĐS nhiều hơn và các doanh nghiệp BĐS tăng mạnh huy động vốn trái phiếu để triển khai các dự án, là nhóm phát hành nhiều nhất từ 2019 đến nay.
Tuy nhiên, dịch bệnh dai dẳng đang khiến cho môi trường kinh doanh của nhóm này bớt thuận lợi. Thanh khoản của thị trường BĐS có xu hướng giảm cho thấy sức hấp thụ đang suy yếu dần; các hoạt động triển khai dự án, sự kiện mở bán bị gián đoạn do dịch bệnh; hoạt động đầu tư công các dự án cơ sở hạ tầng đang chậm hơn dự kiến. Các yếu tố này làm tăng chi phí vốn do ứ đọng, ảnh hưởng đến kế hoạch dòng tiền trả nợ gốc lãi trái phiếu của doanh nghiệp.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường